Báo Daily Mail ngày 5-2 đưa tin Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) của con tàu trên, tên gọi Seabed Constructor, bị tắt vào ngày 31-1-2018, chỉ 10 ngày sau khi bắt đầu chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370.
Tuy nhiên, thật lạ lùng, AIS đã kết nối lại vào tối 4-2 sau 80 giờ không hoạt động. Nguyên nhân AIS bị gián đoạn hiện vẫn chưa được giải thích.
Tàu Seabed Constructor rời cảng Durban (Nam Phi) vào ngày 2-1 để bắt đầu hành trình tìm kiếm máy bay MH370. Ảnh: Swire Seabed
Trong một nỗ lực tìm kiếm MH370, Công ty thám hiểm đáy biển Ocean Infinity (Mỹ) trao bản hợp đồng "không tìm thấy, không lấy tiền" cho tàu Seabed Constructor. Theo Fox News, Công ty Ocean Infinity và chính phủ Malaysia đã đạt được thỏa thuận trị giá 55 triệu USD nếu công ty Mỹ này tìm thấy MH370 trong vòng 90 ngày.
Được biết, tàu Seabed Constructor dự kiến dùng thiết bị quét định vị vật dưới nước bằng siêu âm để tìm máy bay MH370 theo sau một nỗ lực tìm kiếm đa quốc gia đã tiêu tốn của Úc, Malaysia và Trung Quốc 200 triệu USD.
Vào tháng 1-2017, chiến dịch tìm kiếm máy bay MH 370 - lớn nhất trong lịch sử hàng không - do Úc dẫn đầu đã bị hủy sau một thời gian dài nỗ lực nhưng không có kết quả.
Khu vực tàu Seabed Constructo tắt AIS. Ảnh: Daily Mail
Seabed Constructor không phải là con tàu đầu tiên được triển khai để tìm kiếm máy bay MH370, bị cho là rơi xuống biển. Trước đó, các tàu Fugro Equator, Fugro Discovery và Havila Harmony cũng đã được triển khai.
Máy bay MH370 mất tích vào ngày 8-3-2014 trong lúc chở 239 hành khách đi từ TP Kuala Lumpur (Malaysia) đến TP Bắc Kinh (Trung Quốc). Đến thời điểm hiện tại, vụ máy bay MH370 mất tích vẫn là một bí ẩn.
Máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích từ ngày 8-3-2014 trong lúc chở 239 hành khách đi từ Bắc Kinh đến Kuala Lumpur. Ảnh: REX
Chỉ có 3 mảnh vỡ của máy bay MH370 được tìm thấy và tất cả đều nằm tại khu vực bờ Tây của Ấn Độ Dương, bao gồm một bộ phận cánh dài 2 m được gọi là cánh phụ (flaperon).
Khi Seabed Constructor mở lại AIS vào tối 4-2, nó đang hướng đến TP Perth – Úc, nơi nó cập cảng Fremantle vào ngày 8-2 để tiếp nhiên liệu trước khi tiếp tục nỗ lực tìm kiếm máy bay MH370. Với rất ít thông tin về Seabed Constructor, hiện vẫn chưa rõ liệu con tàu này có tìm kiếm được gì hay không.
Một mảnh vỡ của MH370 được tìm thấy ở đảo Pemba, ngoài khơi Tanzania. Ảnh: PR Image
Bình luận (0)