xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu Trung Quốc cướp cá khắp nơi

HOÀNG PHƯƠNG

Lợi dụng Tây Phi bị dịch Ebola hoành hành, các công ty Trung Quốc tích cực cho tàu cá đến vơ vét trái phép

Một báo cáo mới của Tổ chức Hòa bình Xanh (GP) hôm 20-5 cho biết các công ty Trung Quốc đang đánh cá trái phép một cách có hệ thống và quy mô lớn ở Tây Phi. Báo cáo cũng cáo buộc những công ty này lợi dụng tình trạng lãnh đạo yếu kém và sự hỗn loạn do đại dịch Ebola bùng phát vào năm ngoái để vơ vét tài nguyên ở khu vực trên.

Sau cuộc điều tra kéo dài 2 năm, GP chỉ đích danh 4 công ty Trung Quốc, trong đó có Tập đoàn Ngư nghiệp quốc gia Trung Quốc (CNFC), thường xuyên “đánh cá trái phép và lén lút cũng như khai gian về tải trọng tàu” tại Tây Phi.

Theo thống kê, số tàu cá treo cờ Trung Quốc hoặc thuộc sở hữu công ty Trung Quốc hoạt động ở châu Phi tăng vọt trong những thập kỷ qua. GP cho biết có đến 462 tàu cá Trung Quốc đến châu Phi trong năm 2013, so với 13 chiếc năm 1985. Theo đánh giá của GP, các công ty Trung Quốc là những “kẻ vi phạm tồi tệ nhất” về đánh bắt trái phép ở khu vực.

 

Một tàu cá Trung Quốc bị phát hiện hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Guinea  Ảnh: GREENPEACE.ORG

Một tàu cá Trung Quốc bị phát hiện hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Guinea

Ảnh: GREENPEACE.ORG

 

Báo cáo ghi nhận 114 vụ đánh bắt trái phép của tàu treo cờ Trung Quốc hoặc thuộc sở hữu công ty Trung Quốc ở ngoài khơi Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Mauritania, Senegal và Sierra Leone trong 8 năm. Trong đó, khoảng 60 trường hợp liên quan đến tàu của CNFC, một công ty nhà nước phụ trách phát triển đánh bắt xa bờ.

Mới đây, tàu MY Esperanza của GP phát hiện 16 trường hợp đánh bắt trái phép của 12 tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Guinea hồi tháng 10 và 11-2014, thời điểm dịch Ebola hoành hành và các nước trong khu vực bỏ ngỏ vùng biển của mình. Một chiêu khác của tàu cá Trung Quốc là khai trọng tải thấp hơn thực tế để không phải đóng phí và dễ dàng hoạt động tại các vùng biển cấm tàu thuyền lớn.

“Trong lúc Trung Quốc chìa tay giúp đỡ các nước bị dịch Ebola thì các công ty của họ lại khai thác trái phép môi trường hàng hải ở Tây Phi. Hành động này gây hại cho cuộc sống ngư dân và môi trường địa phương. Nếu Bắc Kinh không ngăn chặn hành vi bất hợp pháp của các công ty trong nước thì sẽ hủy hoại điều mà họ gọi là quan hệ đối tác hai bên cùng có lợi giữa Trung Quốc và châu Phi” - ông Rashid Kang, thành viên cao cấp của GP, cảnh báo.

Báo cáo trên là bằng chứng mới nhất cho điều mà cộng đồng quốc tế đang lo ngại: Trung Quốc không từ thủ đoạn nào để thu gom nguồn tài nguyên biển của thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng trong nước. Trang tin tức Politico nhận định Bắc Kinh đang đối mặt cuộc khủng hoảng về nguồn cung cá bởi khoảng 30% ngư trường của họ đã cạn kiệt. Với sự thiếu hụt này, không có gì khó hiểu khi đội tàu cá Trung Quốc có mặt khắp nơi, gây ra căng thẳng tại các vùng biển mà họ hoạt động.

Tại Đông Bắc Á, nhà chức trách Hàn Quốc trong thập kỷ qua đã bắt giữ hàng ngàn tàu cá Trung Quốc đánh bắt chui. Vào mùa thu năm ngoái, Nhật Bản cương quyết không cho phép 200 tàu cá Trung Quốc lánh nạn để tránh bão lớn sau khi phát hiện số tàu này đánh bắt san hô trái phép.

Tàu cá Trung Quốc cũng thường xuyên bị một số nước Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines… bắt giữ. Giới phân tích lo ngại sự bành trướng của tàu cá Trung Quốc sẽ thổi bùng nguy cơ xung đột tại những vùng biển mà Bắc Kinh có tranh chấp với các nước láng giềng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo