Dù vậy, thuế quan không phải là câu trả lời. Nếu muốn đạt được các mục tiêu được nói đến công khai, ông Trump nên đặt doanh nghiệp ở vị trí đầu tiên trong chiến lược của mình và kêu gọi tẩy chay làm ăn ở Trung Quốc.
Bước đi này có thể được lý giải bởi nguồn gốc của cuộc xung đột đang leo thang - nền kinh tế Trung Quốc mở cửa và sự hăng hái của các công ty phương Tây trong việc tìm kiếm cơ hội làm ăn tại thị trường khổng lồ này trong 4 thập kỷ qua. Dù vậy, trong nhiều trường hợp, các chính sách và hạn chế của Bắc Kinh đồng nghĩa chỉ những công ty phương Tây nào chấp nhận "luật chơi" mới được phép tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Giờ đây, có thêm bằng chứng doanh nghiệp Trung Quốc tấn công mạng để đánh cắp tài sản trí tuệ của công ty Mỹ. Chính quyền ông Trump ước tính hành động này gây thiệt hại 225-600 tỉ USD mỗi năm.
Một nhà máy lắp ráp xe hơi tại Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Do doanh nghiệp đã ở tiền tuyến của cuộc chiến và chịu nhiều tổn thất nhất, không có gì khó hiểu khi họ cũng nên là những người dẫn đầu cuộc phản công. Dù vậy, chỉ Washington ra tay thôi là không đủ nếu muốn chiến lược tẩy chay hiệu quả. Doanh nghiệp Mỹ nào cũng muốn kiếm tiền tại thị trường đông dân nhất thế giới nên việc đơn phương rút khỏi đó sẽ khiến thị phần rơi vào tay đối thủ.
Không ít công ty châu Âu cũng đã và đang là nạn nhân của doanh nghiệp Trung Quốc. Do đó, họ có chung lợi ích với Mỹ trong việc ngăn chặn hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ. Nếu mọi hãng xe phương Tây bắt tay tẩy chay Trung Quốc, điều này không khác gì thị trường này không tồn tại.
Các công ty tham gia tẩy chay chắc chắn phải chịu tổn thất trong ngắn hạn nhưng có thể đạt được mục tiêu lâu dài là bảo đảm sân chơi công bằng. Ngoài ra, mục tiêu tẩy chay nên tập trung vào những ngành công nghiệp mà Bắc Kinh muốn thống trị thông qua chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025", như xe hơi, chip máy tính…
Bình luận (0)