Khởi hành từ công viên Lumpini, hàng chục ngàn người biểu tình vẫy cờ và thổi còi inh ỏi tiến về khu vực phố cổ ở thủ đô Bangkok.
Cố vấn an ninh cho bà Yingluck, ông Paradorn Pattanathabutr, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters: ‘Người biểu tình tràn xuống đường làm tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, số người tham gia ít hơn các cuộc biểu tình trước. Chúng tôi đã huy động 8.000 cảnh sát để sẵn sàng ứng phó”.
Khoảng 50.000 người biểu tình tuần hành ở Bangkok trước cuộc bỏ phiếu bầu Thượng viện Thái Lan sắp diễn ra ngày 30-3. Ảnh: Reuters
Người biểu tình thuộc mạng lưới NSPTR tụ tập trước Tòa nhà Chính phủ
ở thủ đô Bangkok hôm 29-3. Ảnh: Reuters
Cho đến gần trưa cùng ngày, số người biểu tình bên ngoài thủ đô Bangkok giảm còn khoảng 30.000 do lực lượng an ninh can thiệp.
Một nhóm 500 người thuộc Mạng lưới Sinh viên và Nhân dân vì cải cách của Thái Lan (NSPRT) đã đột nhập vào khuôn viên Tòa nhà Chính phủ, nơi phần lớn các nhân viên và quan chức nhà nước vừa mới chuyển tới địa điểm khác.
Nhóm người này lên kế hoạch đặt tượng Phật Phra Chinnarat và Phra Chai Lang Chang tại tòa nhà Thái Khu Fah, văn phòng của bà Yingluck, đồng thời kêu gọi cảnh sát và lực lượng an ninh không can thiệp để tránh xảy ra bạo động. Không xảy ra đụng độ giữa nhóm này và lực lượng an ninh.
Nhóm người của NSPRT đem tượng Phật vào khuôn viên Tòa nhà Chính phủ trưa 29-3. Ảnh: FACEBOOK
Lực lượng cảnh sát án ngữ trước cổng Tòa nhà Chính phủ hôm 29-3. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, người biểu tình chống chính phủ do nhà sư Luang Pu Buddha Isara dẫn đầu còn chiếm địa điểm của người biểu tình ủng hộ chính phủ bên ngoài văn phòng Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC).
Thông qua cuộc tuần hành, người biểu tình dưới sự dẫn dắt của ông Suthep Thaugsuban yêu cầu chính phủ phải cải cách các vấn đề về chính trị và hoạt động bầu cử trước thềm cuộc bỏ phiếu bầu Thượng viện diễn ra ngày 30-3.
Ông Suthep nói: “Chúng tôi không chấp nhận chế độ áp bức này. Họ (ông Thaksin và bà Yingluck) không còn được chào đón ở Thái Lan”.
Bên phía Thủ tướng tạm quyền Yingluck, bà đã bác bỏ yêu cầu từ chức do ông Suthep đưa ra. Tuy nhiên, bà vẫn phải đối mặt với cáo buộc lơ là nhiệm vụ trong chương trình thu mua lúa gạo của nông dân và đến hết ngày 31-3, bà Yingluck phải đưa ra được bằng chứng để minh oan trước Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC). Nếu bị NACC buộc tội, bà sẽ bị luận tội tại Thượng viện và có khả năng mất chức.
Người biểu tình kêu gọi bà Yingluck từ chức. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, một quả bom phát nổ trên đường Sawankhalok nằm phía sau Bộ Ngoại giao Thái Lan ở Bangkok lúc 1 giờ 30 phút trưa 29-3 (giờ địa phương). Không ai bị thương nhưng 2 chiếc xe hơi bị hư hại.
Địa điểm nổ bom nằm cách lộ trình tuần hành của Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) chỉ chừng 100 m.
Bình luận (0)