Đó chỉ là một trong nhiều vụ án hình sự xảy ra trong vài tháng qua, bị cáo buộc liên quan đến bảo vệ của PDRC. Nhiều trường hợp một số thành viên phe “áo đỏ” thiệt mạng mặc dù đến nay, cảnh sát vẫn chưa đưa ra kết luận.
Trường hợp mới nhất là Yuem Nillar, 33 tuổi, nhân viên bảo vệ làm việc tại một công ty tư nhân tại Bangkok, được cho là bị giam giữ tại một địa điểm biểu tình trước khi ông này bị trói, đánh đập và ném xuống sông Bang Pakong để phi tang dấu vết. Theo Trung tâm gìn giữ hòa bình và trật tự (CMPO), bảo vệ phe biểu tình chống chính phủ nghi ngờ ông ta là người của phe “áo đỏ” đến dò thám khu lều trại của phe biểu tình.
Giới chức Thái Lan nói trong một cuộc họp báo: “Vụ việc xảy ra chỉ vì người đàn ông này mang trên người tấm thẻ của phe áo đỏ, một ruy-băng có vẽ cờ Thái Lan”. Người đàn ông may mắn được người dân nhìn thấy và cứu sống. Hiện cảnh sát bắt 2 người có liên quan, tiến hành điều tra hành vi mưu sát của nhóm bảo vệ phe biểu tình.
Ngày 5-3, Giám đốc Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự (CMPO) Chalerm Yubamrung đã thay đổi ý kiến và cho biết ông muốn gặp riêng lãnh đạo Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) Suthep Thaugsuban. Trước đó, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã hội đàm kín với Tư lệnh Hải quân - Đô đốc Narong Pipattanasai nhằm làm rõ báo cáo rằng một số binh lính thuộc Bộ chỉ huy dã chiến hải quân Thái Lan (SEAL) bị cáo buộc là người bảo vệ cho phe biểu tình chống chính phủ.
Tư lệnh Lục quân Prayuth Chan-ocha yêu cầu CMPO có hành động chống lại một lãnh đạo “áo đỏ” Pathum Thani vì có dấu hiệu mong muốn tiến hành sự ly khai của miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan. Cùng ngày, phe biểu tình kéo đến các đại sứ quán nước ngoài ở Bangkok để gửi thư giải thích mục đích biểu tình của họ. Họ cũng kêu gọi các cơ quan ngoại giao không ủng hộ “chế độ Thaksin”.
Bình luận (0)