xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thắng mà vẫn thua

THU HẰNG (lược dịch theo hãng tin Reuters)

Cuộc đối đầu giữa Qatar và các nước Ả Rập vượt khả năng giải quyết của Mỹ trong khi Iraq không mặn mà với ý đồ chống Iran của Washington

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới thăm Trung Đông hồi cuối tháng 10 với 2 mục tiêu đơn giản: đưa Iraq vào trục chống Iran của Mỹ tại khu vực và thuyết phục Ả Rập Saudi chấm dứt cấm vận Qatar. Tuy nhiên, ông không đạt được mục tiêu nào.

Việc chiếm lại TP Raqqa - Syria, nơi được nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng coi là "thủ phủ", là một thành công lớn của liên quân do Washington dẫn đầu. Nhóm khủng bố tàn độc này trỗi dậy năm 2014, làm rung chuyển các chính quyền ở Baghdad và Riyadh. Giờ đây, khi chúng đang trên bờ vực sụp đổ, cả hai chính quyền này lại không mặn mà lắm với việc làm theo mong muốn của Mỹ.

Những nhân vật trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump hoặc người tiền nhiệm Barack Obama khó có thể chấp nhận thực tế là trong 3 năm qua, cả hai chính quyền này đều đi theo một cách tiếp cận tương tự trong chính sách Trung Đông. Thỉnh thoảng được gọi là "IS trước tiên", chính sách này ưu tiên đánh bại tổ chức này trên hết thảy những lợi ích khác ở khu vực. Đó là một cách tiếp cận hợp lý và thành công.

Thắng mà vẫn thua - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson xuống máy bay tại căn cứ không quân Al-Udeid ở Qatar ngày 24-10 Ảnh: REUTERS

Vấn đề là có quá ít sự rõ ràng về điều sẽ định hình chính sách Trung Đông của Mỹ lúc này. Thiếu một nguyên tắc dẫn đường, hướng tiếp cận vốn đã có mâu thuẫn như hiện nay có thể đối mặt nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Trong chừng mực nào đó, quá trình đó đã diễn ra. Với mối đe dọa từ IS không còn nghiêm trọng như trước, liên quân kỳ lạ lâu nay giữa Washington và một chính phủ Iraq thân Iran, các thực thể chính trị đa dạng của người Kurd ở Iraq lại đang tuột dốc không phanh.

Ngay sau cuộc trưng cầu dân ý độc lập hồi tháng 9 của người Kurd, quân đội Iraq tiến vào khu vực giàu dầu mỏ quanh TP Kirkuk của người Kurd. Lực lượng người Kurd và Iraq - đều được Mỹ hậu thuẫn và trang bị - nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu dù không lâu trước đó vẫn còn là những đồng minh trong cuộc chiến giành lại TP Mosul từ tay IS.

Ở phần còn lại của khu vực, cuộc đối đầu lịch sử giữa 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shiite tiếp tục diễn biến ngày càng phức tạp. Tại Syria, Iran và Nga cơ bản đã thành công trong nỗ lực giải cứu chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Washington dường như đã chấp nhận điều đó như cái giá của sự ổn định và đẩy lùi IS, trong khi để Ả Rập Saudi thoải mái theo đuổi cuộc chiến chống lại phiến quân Houthi thân Tehran ở Yemen.

Trên đà suy yếu của IS, Nhà Trắng của ông Trump rõ ràng hy vọng biến cuộc đối đầu với Iran thành ưu tiên hàng đầu ở khu vực. Tuyên bố không tái xác nhận thỏa thuận hạt nhân với Iran được đàm phán thời chính quyền tiền nhiệm là dấu hiệu rõ ràng nhất của điều này. Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ vẫn còn chia rẽ sâu sắc về cách tiếp cận tốt nhất với Tehran. Riêng các nước châu Âu tỏ ra không sẵn lòng xé bỏ thỏa thuận hạt nhân vốn có cả chữ ký của Moscow và Bắc Kinh này.

Trong khi đó, chẳng thể trông chờ một liên minh đoàn kết từ các quốc gia vùng Vịnh. Lệnh cấm vận do Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đi đầu nhằm vào Qatar vẫn tiếp tục, đẩy Mỹ - vốn có các căn cứ quân sự lớn ở cả ba nước này - vào tình thế khó xử. Cuộc đối đầu giữa Qatar và các nước Ả Rập láng giềng có thể vượt ngoài khả năng giải quyết của Washington. Trong khi đó, khả năng ông Tillerson thuyết phục được chính phủ Iraq quay sang chống lại Tehran còn thấp hơn nhiều. Khi đánh bại IS, Baghdad phụ thuộc vào các lực lượng người Shiite do Iran hậu thuẫn ít nhất cũng nhiều không kém Washington hoặc người Kurd.

Chuyến đi của ngoại trưởng Mỹ càng củng cố nhận định nổi lên từ thời chính quyền ông Barack Obama, rằng Mỹ mất dần ảnh hưởng và kiểm soát đối với những đồng minh truyền thống cũng như kẻ thù, đặc biệt khi họ ngày càng cảm thấy có thể quay sang những lựa chọn thay thế như Nga.

Quan hệ của Mỹ với Israel có thể cải thiện hơn dưới thời ông Donald Trump so với chính quyền tiền nhiệm nhưng mối quan hệ này vẫn còn chưa nồng ấm như những thập kỷ gần đây. Ông Donald Trump đã phát đi những tín hiệu trái ngược về một giải pháp 2 nhà nước cho cuộc xung đột Israel - Palestine. Thông tin ông tiết lộ những thông tin mật do Israel cung cấp về IS cho bộ trưởng Ngoại giao Nga hồi đầu năm nay cũng không khỏi khiến Tel Aviv lo lắng. Những lo ngại của Israel về ảnh hưởng gia tăng của Iran và sự khó lường của chính quyền Mỹ khiến nhà nước Do Thái này sẽ tăng cường tự thân vận động về ngoại giao tại khu vực, đặc biệt là với các nước vùng Vịnh.

Thật nghịch lý khi sự xa cách đó lại xảy ra cùng lúc với thắng lợi của một liên minh dựa nhiều vào Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Trái với hành động can thiệp quân sự đơn phương của Mỹ vào Iraq, Washington lần này nỗ lực hợp tác với các đối tác khu vực và hiệu quả đã được chứng minh. Sự trợ giúp của Mỹ vẫn được duy trì. IS chưa hoàn toàn biến mất và vẫn có thể ra tay tấn công khủng bố. Ngoài ra, cuộc chiến rộng lớn hơn chống lại những nhóm khủng bố lấy cảm hứng từ al-Qaeda cũng còn tiếp diễn, thường với sự trợ giúp và điều phối của Mỹ.

Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ chiến tranh và thất bại, sự hăng hái của Mỹ trong nỗ lực tái định hình Trung Đông có thể mai một. Tuy nhiên, ngay cả khi Washington vẫn còn sự nhiệt tình này, cũng chẳng mấy ai đủ hơi sức hưởng ứng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo