Đây được xem là một trong số ít đòn bẩy mà Mỹ vẫn còn đối phó với quốc gia đồng minh NATO này.
Theo hãng tin Reuters, Washington có thể nhắm đến các thương vụ bán vũ khí cho Ankara, điều mà một số nước châu Âu đã làm. Pháp đã thông báo quyết định đình chỉ mọi thương vụ bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian hôm 14-10 cho rằng các bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục lên án cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Ankara và yêu cầu Mỹ triệu tập cuộc họp của liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ không đổi lập trường bất chấp các biện pháp trừng phạt (nếu có) của Mỹ. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần rồi cảnh báo sẽ trả đũa bất kỳ bước đi nào chống lại nỗ lực chống khủng bố của họ.
Quân chính phủ Syria sẵn sàng bảo vệ biên giới phía Bắc Ảnh: ANA-NEWS.INFO
Tại Syria, lực lượng của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad được triển khai dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ hôm 14-10. Hãng thông tấn SANA (Syria) đưa tin quân đội nước này đã di chuyển vào thị trấn Tal Tamr, cách biên giới khoảng 20 km. Động thái này diễn ra vài giờ sau khi lực lượng người Kurd ở Syria - đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS - cho biết đã đạt được thỏa thuận với Damascus trong việc đối phó chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Diễn biến này được xem là bước đi khó tránh sau khi ông Donald Trump ra lệnh rút binh sĩ Mỹ khỏi khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ giữa lúc chiến sự leo thang. Trong khi đó, với sự hiện diện của lực lượng Syria tại khu vực người Kurd đã xây dựng một chính quyền tự trị trong thời gian nội chiến diễn ra có thể làm tăng nguy cơ đụng độ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bình luận (0)