xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thổ Nhĩ Kỳ sửa sai

THU HẰNG

Moscow cho rằng vẫn còn quá sớm để nói về chuyện dỡ bỏ trừng phạt dù Ankara đã “xuống nước”

Thổ Nhĩ Kỳ vừa có những bước đi mang tính hòa giải với Nga và Israel nhằm giải cứu nền kinh tế, ngăn chặn nguy cơ bị cô lập hơn nữa trong khu vực.

Xin lỗi hay “lấy làm tiếc”?

Hôm 27-6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bày tỏ tin tưởng quan hệ giữa nước này với Nga sẽ nhanh chóng bình thường hóa sau khi gửi thư hòa giải về vụ bắn rơi chiến đấu cơ Nga năm ngoái.

Phát biểu tại thủ đô Ankara, ông Erdogan cho biết: “Trong thư gửi Tổng thống Nga (Vladimir) Putin, tôi đã bày tỏ sự tiếc nuối về vụ bắn rơi máy bay Su-24, đồng thời nhắc lại các cơ hội hợp tác mở ra với hai bên ở Trung Đông”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này không nói gì về thông tin lá thư có chứa đựng lời xin lỗi mà Điện Kremlin tiết lộ trước đó.

Một thông tin trái chiều khác liên quan đến chuyện Ankara bồi thường cho vụ Su-24 hồi tháng 11-2015. Hôm 27-6, hãng tin RIA Novosti đưa tin Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói nội dung bức thư đã thể hiện rõ sự hối tiếc của Ankara và nước này sẵn sàng bồi thường nếu cần. Tuy nhiên, cũng chính ông này, theo bản tin của Reuters, sau đó tuyên bố sẽ không có chuyện bồi thường. Cùng ngày, Reuters đưa tin một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đang tiến hành truy tố Alparslan Celik - kẻ bị cáo buộc bắn chết 1 trong 2 phi công nhảy dù khỏi chiếc Su-24 của Nga.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tin tưởng quan hệ giữa nước này với Nga sẽ nhanh chóng bình thường hóa Ảnh: REUTERS
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tin tưởng quan hệ giữa nước này với Nga sẽ nhanh chóng bình thường hóa Ảnh: REUTERS

“Bắt sóng” những dấu hiệu đáng mừng, cổ phiếu của hãng hàng không lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Airlines cũng như một số cổ phiếu các ngành năng lượng và công nghiệp nước này lập tức tăng giá sau chuỗi ngày đi xuống triền miên do tác động từ những biện pháp trừng phạt của Moscow. Theo BBC, đòn trừng phạt này góp phần khiến số lượng du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 giảm đến 45% so với năm ngoái. Riêng TP Antalya - điểm đến ưa thích nhất của du khách Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ - lượng khách Nga giảm tới 95% trong năm 2016. Tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ được dự báo giảm 0,3 - 0,7 điểm phần trăm trong năm 2016.

Chỉ vài giờ trước khi Nga đưa tin về lá thư “xin lỗi”, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Israel, chấm dứt mâu thuẫn kéo dài 6 năm do lính đặc nhiệm Israel giết chết 10 nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ trên một đoàn tàu chở hàng đến Dải Gaza năm 2010. Giới chức Ankara khẳng định sự hàn gắn với Israel sẽ nâng cao triển vọng hợp tác nhằm khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên trị giá hàng trăm tỉ USD ở phía Đông Địa Trung Hải. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 27-6 hết lời ca ngợi bước tiến được cho là thành công nhờ sự hậu thuẫn của Washington này.

Không muốn cô độc nữa!

Theo trang Russia Insider, chính vì muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga - trở nên rõ ràng hơn sau khi bị Moscow trừng phạt - Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng tốc thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ với Israel. Tuy nhiên, trang tin này phân tích sản lượng khí đốt khai thác của Israel trong giai đoạn 2020-2021 dự kiến đạt 20-25 tỉ m3 và có thể tăng lên tối đa 30 tỉ m3 vào năm 2030. Nếu trừ các thỏa thuận xuất khẩu sang Jordan, Palestine và tiêu thụ trong nước, Israel chỉ có thể xuất khẩu tối đa 15 tỉ m3 khí đốt mỗi năm - không thấm tháp gì so với nhu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Triển khai 2 chính sách ngoại giao cởi mở trong cùng một ngày cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ không muốn cô độc nữa” - ông Ozdem Sanberk, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Thổ Nhĩ Kỳ), nhận định. Ankara gần đây không chỉ căng thẳng với Israel, Nga mà cả với Mỹ và Liên minh châu Âu. Ác mộng tồi tệ nhất của nước này tại Syria cũng đang trở thành hiện thực khi sự trợ giúp của Nga củng cố quyền lực cho Tổng thống Bashar al-Assad, kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, lực lượng vũ trang người Kurd “dựa hơi” Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, gia tăng vị thế trong các vùng lãnh thổ giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Viktor Ozerov, dù Thổ Nhĩ Kỳ “xuống nước” trước, vẫn còn quá sớm để nói về chuyện dỡ bỏ trừng phạt. Ông cho rằng Ankara nên đóng cửa biên giới với Syria để ngăn chặn dòng vũ khí và tài trợ cho khủng bố nếu muốn làm lành với Nga. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 28-6 cũng khẳng định: “Không thể bình thường hóa mọi thứ trong vài ngày nhưng hướng đi này đang tiếp tục”. Theo ông Peskov, hai nhà lãnh đạo Putin và Erdogan sẽ điện đàm trong ngày 29-6.

Trong khi đó, chuyên gia về chiến lược quân sự Tim Ash, thuộc hãng Nomura International Plc (Anh), nhận định những phản ứng từ Moscow cho thấy Tổng thống Putin chấp nhận “lời xin lỗi” của Ankara. Theo ông, trong bối cảnh châu Âu suy yếu vì vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu, nhà lãnh đạo Nga có thể muốn chứng tỏ Moscow là “điểm đến” trong khu vực và ngay cả một nước đồng minh của Mỹ trong NATO (Thổ Nhĩ Kỳ) cuối cùng cũng phải giơ tay “xin xỏ” Nga.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo