xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thông điệp của năm mới

HOÀNG PHƯƠNG

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh lịch sử cho thấy hợp tác là lựa chọn tốt nhất cho cả Bắc Kinh và Washington

Chia tay một năm 2018 đầy biến động, thế giới chào đón năm mới với những màn bắn pháo hoa ngoạn mục, lễ hội hoành tráng và thông điệp của các nhà lãnh đạo thế giới về những kỳ vọng cho 12 tháng tới.

Tinh thần hòa giải

Một trong những thông điệp thu hút nhiều chú ý nhất đến từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Sau một năm theo đuổi ngoại giao thượng đỉnh ít nhiều mang lại kết quả, trong bài phát biểu mừng năm mới hôm 1-1-2019, ông Kim khẳng định Triều Tiên muốn có mối quan hệ tốt với Mỹ nhưng có thể phải thăm dò "hướng đi mới" để bảo vệ chủ quyền và lợi ích đất nước nếu Washington tiếp tục trừng phạt Bình Nhưỡng.

Nhà lãnh đạo này cho biết thêm sẵn sàng gặp lại Tổng thống Mỹ Donald Trump bất kỳ khi nào để đạt những kết quả được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Ông cũng thúc giục Washington có hành động tương xứng (không nói rõ) để đẩy nhanh tiến trình phi hạt nhân hóa đang bị đình trệ.

Hiện chưa rõ "hướng đi mới" được ông Kim Jong-un nói đến là gì. Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng bài phát biểu trên cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên đang thất vọng khi thấy đàm phán với Mỹ giậm chân tại chỗ. Mặt khác, theo Reuters, lời lẽ của ông Kim làm gia tăng hoài nghi về chuyện Bình Nhưỡng thật sự chịu từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Không như quan hệ Mỹ - Triều, quan hệ Mỹ - Trung vừa trải qua một năm 2018 đầy sóng gió, bao trùm là cuộc chiến thương mại do ông Trump phát động. Trong thông điệp gửi đến ông chủ Nhà Trắng hôm 1-1-2019 nhân kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh lịch sử cho thấy hợp tác là lựa chọn tốt nhất cho cả hai bên.

Theo ông Tập, quan hệ Trung - Mỹ đã trải qua nhiều thăng trầm, đồng thời đạt được tiến bộ lịch sử trong 4 thập kỷ qua. Theo Tân Hoa Xã, ông Trump cũng gửi thông điệp chúc mừng, trong đó nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung mang tính hợp tác và xây dựng.

Thông điệp của năm mới - Ảnh 1.

An ninh tiếp tục là mối lo lớn trong năm 2019. Ngay ngày 1-1 đã xảy ra vụ lao xe vào người đi bộ ở thủ đô Tokyo - Nhật Bản. Ảnh: REUTERS

Kêu gọi đoàn kết

Trong thông điệp mừng năm mới đưa ra trước đó một ngày, ông Tập nhấn mạnh công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc "sẽ không bao giờ dừng lại" trong lúc nhận định năm 2019 sẽ mang đến "cả cơ hội lẫn thách thức". Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc người ta lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể khiến hoạt động kinh doanh toàn cầu bị thu hẹp và tác động tiêu cực tới nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Chuyên gia Wang Jisi, Chủ tịch Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), cảnh báo Trung Quốc và Mỹ có nguy cơ gia tăng đối đầu trong những năm tới vì sự khác biệt về tư tưởng và hệ thống giá trị.

Là tâm điểm thế giới với nhiều quyết định, chính sách gây tranh cãi năm ngoái, ông Trump tiếp tục gây chú ý với thông điệp mừng năm mới theo đúng phong cách của mình. Trong đoạn video dài vỏn vẹn 11 giây trên mạng xã hội Twitter, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết 2019 sẽ là năm "tuyệt vời" nhưng không quên "phàn nàn" chuyện ông phải làm việc tại Nhà Trắng trong lúc người dân đang vui chơi tiệc tùng đón năm mới.

Theo đài SBS (Úc), thay vì phác thảo tầm nhìn của đất nước trong năm mới, ông Trump lại bận lên Twitter bày tỏ ý kiến về những vấn đề như bức tường biên giới, Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), quyết định rút quân khỏi Syria…

Giữa lúc quan hệ với phương Tây đang căng thẳng, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh cần dựa vào nguồn lực trong nước để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong thông điệp năm mới, ông chủ Điện Kremlin khuyến khích người dân đoàn kết để giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế bởi "sẽ không có ai giúp đỡ".

Đối mặt làn sóng biểu tình thời gian qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng sử dụng bài phát biểu đầu năm để thúc giục sự thống nhất quốc gia trong lúc thừa nhận chính phủ ông có thể làm tốt hơn. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết đất nước bà sẽ đảm nhận vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu phức tạp, như biến đổi khí hậu, di cư, khủng bố… bởi không quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được chúng. Thông điệp này được cho là một chỉ trích nhằm vào ông Trump, người không ưa thích chủ nghĩa đa phương.

Riêng Thủ tướng Anh Theresa May thúc giục các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận đưa nước này rời Liên minh châu Âu (gọi là Brexit) 2 tuần trước cuộc bỏ phiếu dự kiến tại quốc hội. Anh dự kiến rời EU vào cuối tháng 3 tới. 

Bận rộn ngay từ đầu năm

Từ quan hệ đối ngoại đến các cuộc bầu cử quan trọng, 2019 được dự đoán là một năm bận rộn của các nhà lãnh đạo từ những ngày đầu tiên.

Trong ngày đầu năm, các nhà lãnh đạo đã đọc thông điệp năm mới, hé lộ một phần về bức tranh thế giới trong năm 2019. Ngay trong tuần đầu năm, tổng thống các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran nhiều khả năng hội đàm tại thủ đô Moscow của Nga về tình hình chiến sự Syria trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi đây. Tờ New York Times hôm 31-12 dẫn lời một số quan chức giấu tên trong chính quyền Washington cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng ra thời hạn 4 tháng cho Lầu Năm Góc rút toàn bộ 2.000 binh sĩ ra khỏi Syria.

Liên quan tới quan hệ Mỹ - Trung, ngày 1-3 là hết hạn tạm đình chiến thương mại giữa hai nước. Kết quả đàm phán từ đây tới đó có thể ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế thế giới. Đến ngày 29-3, Anh chính thức trở thành thành viên đầu tiên của Liên minh châu âu (EU) rời khỏi khối. Trong trường hợp Anh và EU không đạt được thỏa thuận Brexit (Anh rời EU), hỗn loạn có thể xảy ra không chỉ trên khắp nước Anh mà còn nhiều nước khác.

16-box

Một sự kiện vận động tranh cử của đảng cầm quyền tại thủ đô Jakarta - Indonesia hồi tháng 9-2018. Ảnh: AP

Châu Á cuối tháng 4 chứng kiến sự rút lui của biểu tượng nước Nhật. Vào ngày 30-4, Nhật hoàng Akihito, 85 tuổi, thoái vị và nhường ngôi cho con trai trưởng là Thái tử Naruhito trong một nghi lễ lần đầu tiên diễn ra trong 200 năm qua. Thái tử Naruhito, người bước sang tuổi 59 vào ngày 23-2, sẽ chính thức trở thành Nhật hoàng vào ngày 1-5.

2019 cũng là năm đầy ắp các cuộc bầu cử, với cử tri tại 4 nước thuộc loại đông dân nhất thế giới đi bỏ phiếu. "Mở hàng" là vào tháng 2 với Nigeria, nơi mà Tổng thống đương nhiệm Muhammadu Buhari đối mặt với 78 ứng viên đối lập - một con số kỷ lục - để tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai. Cũng mong muốn tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa là Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ và Tổng thống Indonesia Joko Widodo (cả hai cuộc bầu cử đều tổ chức trong tháng 4). Sang tháng 5, Úc dự kiến tiến hành tổng tuyển cử để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng từ di cư, biến đổi khí hậu đến chính trị. Các cuộc khảo sát cho thấy liên minh do Thủ tướng Scott Morrison dẫn đầu sẽ thất bại trước Đảng Lao động do ông Bill Shorten đứng đầu.

Đến hẹn lại lên, lãnh đạo các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhóm họp tại TP Osaka - Nhật Bản vào ngày 28 và 29-6. Khoảng 2 tháng sau, từ ngày 25 đến ngày 27-8 tại TP Biarritz - Pháp diễn ra hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Một sự kiện quan trọng nữa là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), tổ chức từ ngày 17 đến 19-11 tại Chile. Chương trình nghị sự của các hội nghị này nhiều khả năng vẫn xoay quanh thương mại tự do, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tình trạng nhập cư, chống biến đổi khí hậu...

Cao Lực

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo