xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thượng đỉnh Mỹ - Trung khó có đột phá

CAO LỰC

Thượng đỉnh Mỹ - Trung lần này dù khó thể hàn gắn quan hệ Washington - Bắc Kinh nhưng là dịp để ngăn chặn khủng hoảng

Trong ngày 15-11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hội đàm trực tuyến về hàng loạt vấn đề, từ nhân quyền, thương mại đến Đài Loan. Theo báo The Guardian, hai nhà lãnh đạo đã điện đàm hai lần kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1 năm nay nhưng đây là đợt thảo luận được mong đợi nhất đến giờ.

Cuộc họp diễn ra vài ngày sau khi Mỹ - Trung bất ngờ cam kết tăng cường hợp tác chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở TP Glasgow - Scotland.

Dù vậy, trước thềm thượng đỉnh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo mọi động thái của Washington nhằm ủng hộ Đài Loan độc lập rốt cuộc sẽ "gậy ông đập lưng ông". Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ lo ngại về điều ông mô tả là "sức ép quân sự, ngoại giao và kinh tế gia tăng" của Bắc Kinh nhằm vào Đài Loan.

Chỉ riêng những đối đáp giữa Mỹ và Trung Quốc về điểm tiềm tàng bùng phát xung đột quân sự này cũng đủ hiểu vì sao Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden không kỳ vọng cao về khả năng đột phá của cuộc họp thượng đỉnh.

Theo bà Psaki, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận giải pháp quản lý cạnh tranh và hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chung. Điều này đồng nghĩa cuộc họp có thể đưa ra hướng giải quyết về hàng loạt vấn đề, như nới lỏng lệnh hạn chế thị thực, thiết lập kênh đối thoại vũ khí hạt nhân song phương cũng như khuôn khổ để xoa dịu xung đột thương mại.

Thượng đỉnh Mỹ - Trung khó có đột phá - Ảnh 1.

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón ông Joe Biden tại thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc hồi năm 2013, khi ông còn là Phó Tổng thống Mỹ Ảnh: REUTERS

Với Tổng thống Biden, theo chuyên gia Scott Moore của Trường ĐH Pennsylvania (Mỹ), ông đang đối mặt nhiều thách thức chính trị trong nước khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đến gần. Vì thế, nhiều khả năng ông Biden sẽ không thực hiện bất cứ động thái nào có thể bị xem là "nhượng bộ quá mức" đối với Trung Quốc.

Còn với Chủ tịch Tập Cận Bình, theo chuyên gia Moore, thử thách lớn nhất lúc này nằm ở mặt trận kinh tế. Đó là lý do Bắc Kinh thời gian qua liên tục thể hiện mong muốn đạt được bước tiến trong thương chiến Mỹ - Trung.

Trong bài bình luận được đăng trên tạp chí Foreign Affairs, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Danny Russel cũng thể hiện quan điểm tương tự khi khẳng định cuộc họp này dù khó thể hàn gắn quan hệ Washington - Bắc Kinh nhưng là dịp để hai nhà lãnh đạo ngăn chặn khủng hoảng.

Theo ông Danny Russel, nếu Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình thiết lập được nhịp liên lạc thường xuyên để hướng đến các cuộc gặp trực tiếp khi điều kiện cho phép, Washington và Bắc Kinh có khả năng quản lý căng thẳng và rủi ro dễ dàng hơn.

Nếu hai nhà lãnh đạo có thể thành lập các kênh đối thoại chính thức ở các cấp thấp hơn nhằm thông báo và thảo luận thay vì chỉ trích và lên án, họ sẽ quản lý được cạnh tranh dù cạnh tranh vẫn còn gay gắt. Bằng cách này, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể ngăn quan hệ Mỹ - Trung đi vào con đường đối đầu nguy hiểm hơn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo