xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêm chủng Covid-19 gặp thách thức ở Đông Nam Á

Cao Lực

Một số quốc gia Đông Nam Á đang từng bước triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19, nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan đến quy định luật lệ, hậu cần và nguồn cung.

Khác với những chương trình tiêm chủng trước đây, như bại liệt và lao, đợt tiêm chủng lần này có quy mô lớn và cấp bách hơn.

Singapore bắt đầu chương trình tiêm phòng Covid-19 vào cuối tháng 12-2020 và dự kiến có đủ vắc-xin cho toàn bộ người dân trước tháng 9-2021. Trong khi đó, Indonesia vào tháng rồi đặt mục tiêu tiêm chủng cho 2/3 trong tổng số 270 triệu người trong vòng 15 tháng.

Dù vậy, người phát ngôn Lực lượng Đặc nhiệm chống Covid-19 của chính phủ Indonesia, ông Wiku Adisasmito, thừa nhận đây không phải là mục tiêu dễ dàng. Gần 1 triệu mũi tiêm/ngày là một mục tiêu khả dĩ tại những khu vực phía Tây đông đúc, với tỉ lệ đô thị hóa cao. Tuy nhiên, đây lại là một thách thức không nhỏ tại những khu vực hẻo lánh, có hệ thống cơ sở hạ tầng và số lượng nhân viên y tế hạn chế.

Tiêm chủng Covid-19 gặp thách thức ở Đông Nam Á - Ảnh 1.

Indonesia đặt mục tiêu tiêm vắc-xin Covid-19 cho 2/3 dân số trong vòng 15 tháng. Ảnh: REUTERS

Mặc dù đạt thỏa thuận nhập 2 triệu liều vắc-xin Sinovac (Trung Quốc) trước tháng 4-2021 cho nhân viên y tế, Thái Lan hiện phải trông chờ vào phiên bản vắc-xin AstraZeneca-Oxford (Anh) được sản xuất trong nước để triển khai chương trình tiêm chủng diện rộng. T

uy nhiên, phải đến tháng 6-2021, những liều vắc-xin nội địa đầu tiên mới xuất xưởng. Theo báo The Straits Times (Singapore), sớm nhất là giữa năm 2022, Thái Lan mới đạt được miễn dịch cộng đồng. Với những nền kinh tế nhỏ hơn, như Lào và Myanmar, điều này sẽ không diễn ra trước năm 2025.

Một số nước ASEAN đã đặt mua vắc-xin Sputnik V do Nga sản xuất. Sản phẩm này từng bị hoài nghi về mức độ an toàn nhưng hiện trở nên được ưa chuộng trong cuộc chiến chống Covid-19 trên thế giới. Theo hãng tin Bloomberg, Sputnik V đang được ồ ạt săn đón sau khi kết quả các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối với sự tham gia của 20.000 tình nguyện viên cho thấy vắc-xin này có mức độ hiệu quả lên đến 91,6% - tương đương các sản phẩm của Mỹ, châu Âu và vượt xa các sản phẩm từ Trung Quốc.

Ít nhất 19 quốc gia đã cấp phép sử dụng Sputnik V, trong đó có Hungary, thành viên Liên minh châu Âu. Một số thị trường lớn, như Brazil và Ấn Độ, cũng chuẩn bị phê duyệt sản phẩm này. Sputnik V hiện không chỉ được sản xuất ở Nga mà còn tại một số nước khác, trong đó có Hàn Quốc. Đáng chú ý, vắc-xin này có thể được lưu trữ trong tủ lạnh thông thường, giúp việc vận chuyển và phân phối tại các nước có thu nhập thấp và khí hậu nóng trở nên dễ dàng hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo