xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tội lỗi thực sự của Chu Vĩnh Khang

HUỆ BÌNH

Hai cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân bật đèn xanh cho cuộc điều tra “con hổ bất khả xâm phạm” Chu Vĩnh Khang

Trang nhất của nhiều tờ báo lớn ở Trung Quốc và Hồng Kông ngày 30-7 đồng loạt đưa tin về việc công bố điều tra chính thức đối với cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.

Nội bộ không rạn nứt

Bài xã luận đăng trên Tân Hoa Xã nhận định trường hợp của Chu Vĩnh Khang cho thấy Bắc Kinh “không chấp nhận bất kỳ đảng viên nào có hành vi vượt ra ngoài thẩm quyền, vi phạm pháp luật và kỷ luật đảng”.

Theo Nhân Dân nhật báo, cuộc điều tra đã “nghiền nát” quy tắc bất thành văn rằng các thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc được “miễn hoàn toàn khỏi những sự trừng phạt”.

Trong khi đó, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời các nhà phân tích khẳng định đây là cơ hội tốt để Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố thông điệp “không có chuyện các quan chức dùng quyền lực và các công ty nhà nước để trục lợi”.

Tuy nhiên, giới quan sát còn cho rằng vụ điều tra Chu Vĩnh Khang là động thái chuyển hướng chú ý, giảm nhẹ sự tức giận của dư luận Trung Quốc trước những bất công xã hội và khoảng cách giàu - nghèo đang gia tăng.

 

Báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin vụ điều tra Chu Vĩnh Khang Ảnh: REUTERS

Báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin vụ điều tra Chu Vĩnh Khang

Ảnh: REUTERS

 

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin độc quyền cho biết 2 cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân bật đèn xanh để ông Tập Cận Bình mở cuộc điều tra “con hổ bất khả xâm phạm” Chu Vĩnh Khang. Do đó, sẽ không có rạn nứt trong nội bộ đảng.

Tương tự, giới phân tích nói với SCMP rằng ông Tập phải có sự đồng thuận mạnh mẽ của giới chức cấp cao đương chức lẫn nghỉ hưu trước khi bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn.

Từ tháng 8-2013, theo SCMP, các nhà lãnh đạo cấp cao đương nhiệm và nghỉ hưu đồng ý điều tra Chu Vĩnh Khang sau một cuộc họp tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà. Tuy nhiên, việc công bố chính thức diễn ra sau gần 1 năm cho thấy quá trình thương lượng nội bộ cụ thể không hề dễ dàng, bất chấp sự sụp đổ của một đồng minh chủ chốt của Chu Vĩnh Khang là cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

Không có án tử hình?

Theo giới phân tích, chỉ cần một vụ án điểm như vụ Chu Vĩnh Khang là đủ để ông Tập Cận Bình nhấn mạnh cảnh báo các “ngôi sao” trong đảng - kể cả các ủy viên đương nhiệm và cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị - giờ đây không thể sử dụng quyền lực chính trị và công ty nhà nước để làm giàu mà không bị trừng phạt.

Điều tra Chu Vĩnh Khang là bước đi ẩn chứa nhiều nguy cơ bởi người đàn ông từng được mệnh danh là quyền lực thứ ba Trung Quốc này nắm quyền kiểm soát ngành an ninh, tòa án, kiểm sát trong thời gian dài nên biết không ít bí mật. Việc này giải thích tại sao các đồng minh của họ Chu phải bị loại bỏ trước khi có quyết định công khai điều tra, buộc tội ông, theo trang tin Đa chiều.

Trang tin này còn cho rằng tội thực sự của Chu Vĩnh Khang là hỗ trợ Bạc Hy Lai cho tới khi cựu bí thư Trùng Khánh bị bắt, qua đó thách thức bộ máy lãnh đạo mới của Trung Quốc. Ông Bạc đang thụ án chung thân với tội danh lạm quyền và tham nhũng.

Ngoài ra, ông Chu Vĩnh Khang còn bị cho là có liên quan đến việc bịt miệng gia đình 2 cô gái bị giết trong vụ tai nạn xe Ferrari dính líu tới con trai Lệnh Kế Hoạch, cựu trợ lý của ông Hồ Cẩm Đào, hồi tháng 3-2012.

Bắc Kinh có thể sẽ công khai xử Chu Vĩnh Khang với các cáo buộc tham nhũng nhưng sẽ không ra mức án tử hình, theo chuyên gia về các mối quan hệ xuyên eo biển Đài Loan và chính sách quốc phòng Lâm Trung Bân.

Trái lại, một số nguồn tin pháp lý Trung Quốc nói với hãng tin CNA (Đài Loan) rằng vụ Chu Vĩnh Khang sẽ không được xét xử công khai.

 

Bắt luôn con trai

Tạp chí Tài Kinh ngày 29-7 đưa tin Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang, bị cơ quan công tố TP Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc bắt giữ vì dính líu đến các hoạt động kinh doanh trái phép. Trước đó, theo Reuters và một số cơ quan truyền thông, Chu Bân bị bắt khi rời Singapore đi Mỹ hồi tháng 12-2013. Thông tin ban đầu cho rằng Chu Bân bị bắt để hỗ trợ việc điều tra Chu Vĩnh Khang nhưng báo chí sau đó khẳng định ông này cũng là đối tượng điều tra.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo