Phát biểu tại một trong số các cuộc họp về quân sự với sự có mặt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội, Tổng thống Putin nhấn mạnh sự cần thiết của các hệ thống điều khiển có thể tiếp tục hoạt động trong điều kiện chiến đấu, "ngay cả trường hợp bị tấn công hạt nhân", theo báo The Moscow Times.
Ông Putin nói với các quan chức cấp cao trong quân đội và công nghiệp quốc phòng Nga: "Tôi được thông báo rằng việc xây dựng một cơ sở an toàn tuyệt đối để kiểm soát các lực lượng hạt nhân chiến lược đang ở giai đoạn hoàn thành cuối cùng. Biên độ an toàn của nó sẽ đặc biệt cao".
Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: Kremlin.ru
Theo thông báo của Điện Kremlin về cuộc họp, ông Putin kêu gọi các quan chức tiếp tục nâng cấp các hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân "cho dù ngày nay chúng có hiện đại và tiên tiến đến đâu".
"Chúng ta cần nghĩ về những gì sẽ xảy ra vào ngày mai và ngày kia" - ông Putin nhấn mạnh.
Trong cuộc họp hôm 11-11, ông Putin cho biết Nga đã gửi cho Mỹ đề xuất về một "chương trình an ninh mới" với viễn cảnh thỏa thuận kiểm soát vũ khí lớn cuối cùng của hai cường quốc hạt nhân sẽ hết hạn vào tháng 2-2021.
Cuộc họp giữa Tổng thống Putin và các quan chức quốc phòng tại điện Kremlin. Ảnh: The Kremlin
Moscow sẵn sàng ký gia hạn 5 năm đối với "chương trình an ninh mới" (New START) mà không cần điều kiện trong khi Washington muốn đưa Trung Quốc vào đàm phán, lập trường mà bên nào cũng không thể chấp nhận được.
Các báo cáo đã xác định một hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh lạnh có tên gọi khác là "Perimeter" và " Mertvaya Ruka " (tiếng Nga có nghĩa là "bàn tay chết chóc") sẽ tự động kích hoạt các vụ phóng tên lửa liên lục địa (ICBM) trong trường hợp Nga bị tấn công hạt nhân.
Trang tin Drive nói rõ hơn, Nga đã có hai tổ hợp hầm ngầm (boongke) rất lớn được xây dựng bên dưới những ngọn núi, trong đó có một tổ hợp chứa hệ thống chỉ huy hạt nhân quan trọng trong "ngày tận thế".
Việc xây dựng cả hai địa điểm trên được cho là bắt đầu vào cuối những năm 1970. Cần lưu ý rằng không có cơ sở nào trên Trái Đất có thể sống sót hoàn toàn khi đối mặt với các cuộc tấn công của vũ khí hạt nhân hiện đại.
Tuy nhiên, các địa điểm bị nằm sâu trong lòng đất sẽ cung cấp khả năng phòng thủ tốt nhất có thể. Do đó, cả Liên Xô và Mỹ đã đầu tư rất nhiều vào các khu phức hợp boongke như vậy trong Chiến tranh lạnh.
Bình luận (0)