xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trải nghiệm của Cuba

NGÔ SINH

Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Cuba được đánh giá là vô nghĩa, phản tác dụng, bất hợp pháp và làm tổn hại danh tiếng quốc tế của Mỹ

Mỹ bắt đầu áp đặt lệnh cấm vận đối với Cuba - cấm xuất khẩu tất cả mọi mặt hàng vào nước này, ngoại trừ hàng nhân đạo - vào năm 1960, một năm sau khi ông Fidel Castro lên nắm quyền và một năm trước khi Tổng thống Barack Obama chào đời.

Kể từ đó, đây luôn là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, sau hơn 50 năm, tính logic của lệnh cấm vận kéo dài bậc nhất trong lịch sử thời hiện đại này đã trở nên thiếu thuyết phục hơn bao giờ hết. Báo The Economist (Anh) nhận định: Bây giờ là thời điểm đặc biệt tốt để thay đổi mối quan hệ của Mỹ với Cuba.

Tồn tại suốt hơn 50 năm

Lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ khiến cho nhân dân Cuba phải gánh chịu sự tổn hại không thể chịu nổi. Vào những năm 1990, do lệnh trừng phạt của Mỹ, Cuba bị mất 70 tỉ USD về thương mại và 1,2 tỉ USD các khoản tín dụng quốc tế. Hơn nữa, người dân Cuba không có cơ hội sử dụng nhiều loại thuốc chữa bệnh và các thiết bị y khoa, kể cả phương thức trị bệnh đối với bệnh bạch cầu nhi.

Lẽ ra, Mỹ là thị trường tự nhiên của hầu hết sản phẩm của Cuba nhưng đã không chấp nhận ngay cả lượng hàng nhỏ nhất của Cuba từ các nước thứ ba và điều đó khiến Cuba không thể giao thương với các nước khác.

 

Các thí sinh tham dự vòng chung kết xếp hạng cuộc thi Chuông vàng vọng cổ 2014 tại khu vực miền Tây

Chính phủ Mỹ mới công nhận 2 ngôi sao nhạc pop Mỹ Beyonce và Jay Z đã không vi phạm lệnh trừng phạt khi đến thăm Cuba hồi tháng 4-2013 nhân dịp kỷ niệm 5 năm kết hôn. Ảnh: Fox News

 

Dưới tác động của lệnh cấm vận của Mỹ, Cuba buộc phải trả thêm một khoản tiền lớn để mua được dầu mỏ từ thị trường đen. Theo mạng tin Breitbart, 14 năm gần đây, Cuba có thể tồn tại được nhờ Venezuela cung cấp dầu mỏ miễn phí và giảm giá kể từ khi ông Hugo Chavez nắm quyền. Công ty Petroleos de Venezuela SA cho biết riêng trong năm 2013, mỗi ngày Cuba đã nhận được khoảng 90.000 thùng dầu trợ cấp.

Thế nhưng, mới đây, khi Venezuela chao đảo đến mức gần như phá sản, sản lượng dầu sụt giảm và Tổng thống Nicolás Maduro cho rằng Mỹ can dự vào âm mưu ám sát ông, lượng dầu nhập khẩu vào Cuba có nguy cơ bị cắt bất cứ lúc nào.

Đại sứ Cuba tại Zimbabwe Elio Savin Oliva nhấn mạnh: Cuba đã có thể tồn tại suốt hơn nửa thế kỷ dưới lệnh trừng phạt của các nước hùng mạnh nhất trên thế giới nhờ biết hoạch định nền kinh tế và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia vào các vấn đề then chốt để bảo đảm rằng mọi người đều hưởng lợi. Ngoài ra, theo báo The Standard (Zimbabwe), ông Oliva cho biết Cuba vay nợ từ các quốc gia bạn bè nhưng không hề nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Hơn nữa, cũng theo ông Oliva, đảo quốc 11 triệu dân này đã tồn tại bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ thông qua du lịch, xuất khẩu nickel. “Ở Cuba, chúng tôi không có các nhà triệu phú nhưng chúng tôi đã kiểm soát được tệ nạn tham nhũng. Chúng tôi biết kiếm tiền thông qua việc xuất khẩu tài năng vốn được sản sinh trong hệ thống giáo dục gây ấn tượng sâu sắc. Chẳng hạn, các bác sĩ Cuba hiện đang làm việc ở hơn 70 quốc gia khắp thế giới, riêng ở Brazil có đến 11.000 bác sĩ người Cuba” - ông thừa nhận.

Tiếp tục đấu tranh

Theo website iDebate, lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Cuba là vô nghĩa, phản tác dụng, lại chẳng hề làm nên sự khác biệt về chính trị trong suốt hơn 50 năm qua. Sự gần gũi về địa lý và văn hóa làm cho Cuba có thể thay đổi một cách nhanh chóng khi nước này có thể tự do tương tác với Mỹ thông qua du lịch và thương mại. Đài CNN đánh giá lệnh trừng phạt Cuba là bất hợp pháp và làm tổn hại danh tiếng quốc tế của Mỹ; vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, các đạo luật về tự do hàng hải và các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, Mỹ cũng sẽ được lợi khi giao thương với Cuba. Tất cả nghị sĩ Cộng hòa miền Trung - Tây đã từng bỏ phiếu dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba do những lợi ích tiềm tàng mà các bang nông nghiệp của họ có thể được hưởng. Theo hãng tin Reuters, chỉ một chút “hé mở” hồi năm 2000 đã đẩy doanh số các loại nông sản từ zero lên đến 344 triệu USD vào năm 2010. Năm 2013, lượng hàng trị giá 360 triệu USD đã được xuất khẩu từ Mỹ sang Cuba.

Ngoài ra, nhiều người Mỹ hiện đang đầu tư vào các công ty Cuba trong khi Liên minh châu Âu - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở quốc đảo này - chuẩn bị đàm phán một hiệp ước mới. Tháng 1 năm nay, một cảng nước sâu đã được mở cửa ở Mariel, bờ biển phía Bắc Cuba, một điểm trọng yếu để xử lý vấn đề giao thông với Mỹ, do Brazil xây dựng và được một công ty Singapore điều hành.

Hiện ở Washington còn nhiều người chống Cuba nhưng luận điểm họ đưa ra vẫn cũ kỹ. Cuba không hề đe dọa đến an ninh nước Mỹ, thậm chí nước này còn đóng vai trò có tính cách xây dựng trong tiến trình hòa bình giữa chính phủ Colombia và phiến quân FARC.

Trong khi đó, theo đài VOA, Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền ở Nam Phi đã tiến hành chiến dịch đoàn kết với Cuba, cam kết chống lại lệnh trừng phạt dai dẳng của Mỹ đối với Cuba. Tổng Thư ký ANC Gwede Mantashe hứa Nam Phi sẽ giúp Cuba đấu tranh với lệnh trừng phạt vô nhân đạo của Mỹ.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong suốt hơn 20 năm qua cũng đã thông qua nghị quyết hằng năm lên án lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Cuba là vi phạm luật pháp quốc tế. Theo hãng tin MercoPress, tháng 6 năm nay, Tổng thống Obama đã nhờ Tổng thống Uruguay Jose Mujica chuyển cho Chủ tịch Cuba Raul Castro lá thư đề nghị đàm phán chấm dứt lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.

Cơ hội đang mở ra

Trang tin Bloomberg cho biết sự đồng thuận về chính trị ở Washington chống lại việc giao thương với Cuba trong suốt hơn nửa thế kỷ qua đang bị rạn nứt. Sau khi Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ Tom Donohue đến thăm Cuba hồi tháng 5 năm nay, ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ giảm bớt những hạn chế về thương mại và gia tăng trao đổi về văn hóa, học thuật với Cuba. Gần 40 cựu quan chức chính phủ, sĩ quan quân đội về hưu và nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã gửi Tổng thống Obama lá thư ngỏ hối thúc ông nới lỏng một số lệnh cấm. Ngoài ra, nhà sản xuất đường người Mỹ gốc Cuba Andres Fanjul - thành viên một gia đình từ lâu vẫn ủng hộ cấm vận Cuba - đã ký tên vào lá thư yêu cầu Tổng thống Obama sử dụng quyền lực của mình cho phép xuất nhập khẩu nhiều hơn với Cuba, bên cạnh các bước đi khác nữa.

Ông Carl Meacham, một lãnh đạo tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định rằng cơ hội nới lỏng cấm vận đối với Cuba sẽ mở ra sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 năm nay và hoàn tất vào khoảng quý I/2015.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo