Lập tức, ông Richards bị lôi kéo vào một cuộc cãi vã bất thường trong cuộc họp nội các tại Downing Street tối 21-3 về quyền tấn công và sát hại nhà lãnh đạo Libya M. Gaddafi.
Tổng tư lệnh Anh Richards (ngoài cùng, bên trái) - người tuyên bố liên quân không có quyền giết ông Gaddafi. Ảnh: PA
Downing Street dập “tơi tả” vị tham mưu trưởng David Richards sau khi ông thẳng thừng chối bỏ ý kiến của các bộ trưởng rằng việc giết vị lãnh đạo tại vị hơn 41 năm Gaddafi là hợp pháp.
Cuộc cãi vã công khai đã gia tăng sự căng thẳng đối với sứ mệnh tấn công vào ông Gaddafi.
Đêm 21-3, lần đầu tiên máy bay phản lực RAF Typhoon đã được tung vào cuộc chiến tại Libya, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Barack Obama kiên quyết tuyên bố lại một lần nữa: Gaddafi phải ra đi, song khẳng định mục đích của cuộc tấn công bảo vệ người dân.
Máy bay phản lực RAF Typhoon đã được tung vào cuộc chiến tại Libya hôm 21-3. Ảnh: PA
Nội các Anh cũng chỉ ra rằng Tổng tư lệnh Richards đã mắc phải một sai lầm đơn giản khi công khai tuyên bố rằng Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc không cho phép trực tiếp tấn công ông Gaddafi.
Cuộc cãi vã xảy ra khi Thủ tướng David Cameron đấu tranh để giữ sự ủng hộ của liên minh Ả Rập. Thủ tướng cũng kêu gọi các vị tư lệnh vẫn trung thành với ông Gaddafi “hạ vũ khí và rời vị trí chiến đấu”.
Một thông tin khác đang gây tranh cãi hiện nay, đó là vị con trai thứ sáu của ông Gaddafi - Khamis Gaddafi - đã bị giết khi một phi công cảm tử tấn công vào một doanh trại hôm 19-3. Tuy nhiên, chính phủ Libya đã bác bỏ tin này.
Khamis Gaddafi, con trai nhà lãnh đạo Libya Gaddafi. Ảnh: Internet
Trong khi đó, Anh ra lệnh cấm các cuộc đánh bom Tornado xa hơn khi các binh sĩ cảnh báo rằng người dân Libya và các nhà báo bị đưa ra làm lá chắn sống bảo vệ ông Gaddafi.
Cho dù bị chỉ trích, Tổng tư lệnh Richards vẫn kiên quyết khẳng định rằng ông Gaddafi không phải là mục tiêu.
Một người ủng hộ ông Gaddafi cầm những mảnh kim loại ông cho rằng
đây là một phần của chiếc tên lửa đã phá hủy dinh thự Gaddafi. Ảnh: Reuters
Trụ sở hành chính của ông Gaddafi đã bị tên lửa san phẳng hôm 21-3,
và các quan chức Libya cho rằng đây là hành động ám sát Gaddafi. Ảnh: Reuters
“Hoàn toàn không phải. Điều đó không có trong Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và cũng không phải bàn cãi gì thêm” - ông Richards nói.
Downing Street và các quan chức văn phòng đối ngoại nhanh chóng phản đối, biện luận rằng việc ám sát ông Gaddafi hợp pháp vì nó phục vụ lợi ích của người dân Libya.
Bình luận (0)