Tác giả bài bình luận cho rằng giương oai hay đe dọa, đối với Mỹ và Triều Tiên đều dễ dàng. Đối với Triều Tiên, họ có thể tiến hành các vụ thử tên lửa, hạt nhân, còn Mỹ sẽ tập trận quân sự và tung máy bay ném bom B-1B và chiến đấu cơ F-35 tới bán đảo Triều Tiên.
Hàn Quốc và Nhật Bản cùng tham gia diễn tập với máy bay ném bom Mỹ B-1B tại bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Không quân Mỹ công bố
Cũng chẳng khó khăn gì để các nước liên quan, chẳng hạn như Trung Quốc, kêu gọi đàm phán hay đối thoại để tìm giải pháp cho xung đột và thay đổi hành vi của Triều Tiên.
"Lửa và cuồng nộ" là chưa đủ
Lúc nào cũng có những hi vọng rằng ai đó sẽ giải quyết vấn đề: Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc (LHQ), Hàn Quốc hoặc một "thế lực" mơ hồ mang tên "cộng đồng quốc tế".
Các chuyên gia Mỹ có thể tiếp tục tìm kiếm những lựa chọn phòng ngừa, hoặc bất cứ lựa chọn nào có thể tránh châm ngòi một tiến trình leo thang qua lại dẫn tới những hành động quân sự hoặc thậm chí là chiến tranh.
Theo ông Cordesman, Mỹ nên tìm kiếm sự đàm phán và tiếp tục tập trung vào các cam kết với các đồng minh Đông Á. Tuy nhiên, một điều ngày càng sáng tỏ rằng Washington có thể phải chấp nhận thực tế rằng đe dọa trút "lửa và cuồng nộ" không phải là một lựa chọn quân sự thiết thực, và sẽ không thể có bất cứ sự biến đổi kỳ diệu nào trong hành vi của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ở mức tối thiểu, nhà lãnh đạo trẻ tuổi này sẽ sớm hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và có thể đe dọa cả châu Á, hoặc ít nhất cũng vươn xa tới Nhật Bản và Guam, bằng vũ khí hạt nhân. Trong 1-2 năm, ông Kim Jong-un được cho là có thể có năng lực bắn tên lửa đủ độ chính xác và tin cậy có thể mang đầu đạn hạt nhân tấn công tới một thành phố lớn ở Bờ biển Tây của lục địa Mỹ.
Khi đó, Bình Nhưỡng sẽ không chỉ "đặt cả hai chân" vào câu lạc bộ hạt nhân, mà họ còn trở thành một đe dọa thực sự với Mỹ.
Câu hỏi them chốt là: Mỹ sẽ làm gì? Một bước đi là sẽ không để lại bất cứ nghi ngờ gì về cam kết của Mỹ đối với việc ngăn chặn và sẵn sàng đáp trả bất kỳ đe dọa nào của Bình Nhưỡng.
Vị chuyên gia nhấn mạnh Mỹ phải thể hiện rõ rằng họ sẽ triển khai một giải pháp hạt nhân hủy diệt quyết liệt để tấn công Triều Tiên.
Mỹ cũng phải cung cấp các biện pháp mở rộng răn đe hạt nhân thuyết phục để bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản, và có thể phải quyết định đưa lại những vũ khí hạt nhân hiện đại của nước này, hoặc vũ khí hạt nhân nhỏ hơn được thiết kế có hiệu quả đối với các mục tiêu chiến trường, tới Hàn Quốc, hoặc chấp nhận một lực lượng hạt nhân Hàn Quốc.
Phải trấn an Nga, Trung Quốc
Sẽ không được phép có bất cứ sự chắp vá nào trong cấu trúc răn đe, và phải làm cho cả Triều Tiên và đối tác thương mại lớn nhất của nước này là Trung Quốc phải hiểu một cách đầy đủ về sức mạnh của những cam kết trả đũa của Mỹ.
Mỹ cũng cần làm việc với Nhật và Hàn Quốc để trao cho các nước đồng minh này những khả năng quốc phòng tên lửa tiến bộ nhất, cả về tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, đồng thời tập trung để tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ hiệu quả hết mức có thể.
B-1B của Mỹ diễn tập thả bom hôm 31-8. Ảnh: Không quân Mỹ công bố trên AP
Bên cạnh đó, Washington cũng phải trấn an Moscow và Bắc Kinh rằng họ không cần mở rộng lực lượng để ngăn chặn Mỹ. Đồng thời Mỹ cũng phải giải quyết công khai với những lo ngại của Nga và Trung Quốc về hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ có thể triển khai ở khu vực.
Vừa triển khai những năng lực nói trên, vừa làm nổi bật cam kết đối phó với bất cứ bước đi nào của Triều Tiên trong xây dựng chương trình tên lửa và hạt nhân, trong khi vừa hợp tác chặt chẽ và công khai với Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ cũng cần phải khẳng định rõ rằng sẽ không tìm cách thay đổi chế độ ở Triều Tiên cũng như không tìm cách ảnh hưởng các lợi ích của Trung Quốc.
Ở đây, điều trớ trêu là trong khi sức mạnh quân sự và các hành động tin cậy của Mỹ nhằm xây dựng sự răn đe có thể là tiếp cận tốt nhất đối với đàm phán và kiểm soát vũ khí trong thế giới thực, đối với "bài toán" Triều Tiên, nếu có cơ may nào có thể kiềm chế hành vi của nước này, thì sức nặng lại nằm ở sức ép ủa Trung Quốc và Nga nhằm vào Nhà lãnh đạo họ Kim của Triều Tiên.
Đối với "bài toán" Triều Tiên, nếu có cơ may nào có thể kiềm chế hành vi của nước này, thì sức nặng lại nằm ở sức ép ủa Trung Quốc và Nga nhằm vào Nhà lãnh đạo họ Kim của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Những đe dọa chiến tranh thương mại cũng chẳng giúp được gì, đối đầu với Trung Quốc và Nga với tất cả những nguy cơ hạt nhân mới ở sân sau của họ chỉ có thể cho thấy Mỹ đang hành động có thể giảm thiểu nguy cơ rằng một số khủng hoảng hạt nhân tương lai sẽ leo thang bên ngoài Triều Tiên
Ông Cordesman cũng cho rằng đe dọa chiến tranh thương mại cũng không giúp được gì trong tình hình Triều Tiên.
Bình luận (0)