Theo KCNA, vụ thử này tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự để tự vệ nhưng không tác động tiêu cực đến an ninh các quốc gia láng giềng.
Hãng tin Reuters nhận định đây là vụ thử nghiệm đầu tiên trong vòng 3 năm của một chương trình tương đối mới mẻ nhưng đang tiến triển nhanh chóng nhằm sử dụng vũ khí hạt nhân. Một số nhà phân tích cho rằng so với phiên bản được thử nghiệm năm 2016, Pukguksong-3 dường như là một thiết kế mới được cải thiện về tầm bắn và tính ổn định.
Hình ảnh vụ thử tên lửa hôm 2-10 được KCNA đăng tải Ảnh: REUTERS
Đáng nói là, vụ phóng trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên tuyên bố sẽ nối lại cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ vào cuối tuần này, dẫn đến lời kêu gọi Bình Nhưỡng "kiềm chế khiêu khích" của Washington. Ông Kim Dong-yub, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Trường ĐH Kyungnam (Hàn Quốc), cho rằng sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc thử nghiệm mới nhất có thể nhằm tránh tác động tiêu cực đối với các cuộc đàm phán sắp tới.
Triều Tiên đã bắt đầu thử nghiệm SLBM vào năm 2015. Đáng chú ý, vụ thử tên lửa Pukguksong hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn vào tháng 8-2016 được xem là một thành công. Kể từ đó, không có vụ thử SLBM nào được biết đến để cho thấy Triều Tiên đã đạt được tiến triển đến đâu trong chương trình phát triển SLBM tầm trung hoặc tầm xa. Ông Ankit Panda, chuyên gia của Liên đoàn Nhà khoa học Mỹ, cho rằng phiên bản mới nhất của Pukguksong có thể là tên lửa tầm xa nhất sử dụng nhiên liệu rắn của Triều Tiên. Đây cũng là vụ thử tên lửa hạt nhân đầu tiên của Bình Nhưỡng kể từ tháng 11-2017.
Bình luận (0)