Lãnh đạo Liên Xô vào thời điểm đó là ông Mikhail Gorbachev đã chuyển lời đề nghị mật của Triều Tiên cho Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong một hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở thủ đô Washington - Mỹ vào ngày 9-12-1987 - tài liệu được Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giải mật nêu rõ.
Theo kế hoạch nói trên, Triều Tiên muốn thành lập một cộng hòa kiểu liên bang bao gồm hai chính phủ riêng biệt đại diện cho Triều Tiên và Hàn Quốc, đồng thời tuyên bố đây là nhà nước trung lập đóng vai trò như một vùng đệm.
Triều Tiên vào thời điểm nói trên còn kêu gọi liên Triều ký kết hiệp ước không xâm phạm và thay thế lệnh đình chiến thành một hiệp ước hòa bình, đồng thời đề nghị nhà nước liên bang trung lập mới gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) dưới một tên gọi.
Ảnh chụp tại khu phi quân sự liên Triều (DMZ). Ảnh: Flickr
Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn kêu gọi xóa bỏ mọi thỏa thuận và hiệp ước đạt được với một bên thứ ba mà họ xem là gây cản trở mong muốn thống nhất liên Triều. Theo Yonhap, điều này đồng nghĩa với việc Bình Nhưỡng gia tăng sức ép, yêu cầu Seoul xóa bỏ hiệp ước quốc phòng chung với đồng minh Mỹ.
Triều Tiên đề nghị liên Triều giảm lượng binh sĩ của mỗi nước xuống còn ít hơn 100.000 người nhằm xây dựng tinh thần hòa bình. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng còn kêu gọi rút toàn bộ vũ khí hạt nhân và binh sĩ nước ngoài ra khỏi bán đảo Triều Tiên – dường như ám chỉ binh sĩ Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc.
Theo hồ sơ giải mật, vào thời điểm đó, lãnh đạo Liên Xô Gorbachev đã hỏi ông Colin Powell – cố vấn an ninh của Tổng thống Reagan, về việc liệu ông có xem xét đề xuất của Triều Tiên hay không. Ông Powell trả lời rằng ông sẽ sớm xem xét và thể hiện mong muốn giữ vấn đề bí mật.
Washington sau đó tuyên bố rằng lời đề xuất của Triều Tiên là vấn đề mà Hàn Quốc nên giải quyết. Washington cũng mô tả những đề xuất của Bình Nhưỡng là "không thực tế" trừ khi họ cho thấy sự sẵn lòng xây dựng sự tin tưởng.
Chủ tịch Tập Cận Bình thiết đãi ông Kim Jong-un rượu 3.000 USD
Ông Kim Jong-un đã được Chủ tịch Tập Cận Bình chiêu đãi chai rượu đắt giá nhất trong tủ rượu của ông trong cuộc gặp gỡ lịch sử của hai nhà lãnh đạo diễn ra ở TP Bắc Kinh – Trung Quốc vào đầu tuần này.
Telegraph ngày 29-3 đưa tin chai rượu nói trên có giá ít nhất là 20.000 nhân dân tệ (3.000 USD) và do Mao Đài Quý Châu – công ty rượu lớn nhất thế giới theo giá thị trường - sản xuất.
Ông Tập và ông Kim chạm ly trong bữa tiệc chiêu đãi ở Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh. Ảnh: KCNA
Chau rượu Mao Đài 2003 trong bữa tiệc (trái) và một phiên bản trước đó. Ảnh: KCNA
Cũng theo Telegraph, Chủ tịch Tập Cận Bình hiếm khi thiết đãi quan khách nước ngoài bằng chai rượu nói trên, được gọi là rượu Bạch Tửu với độ cồn 53%.
"Đó là chai rượu sản xuất vào năm 2003 và nó rất đặc biệt. Khi ông Tập Cận Bình tiếp đón những quan khách nước ngoài trước đó, họ chỉ thường uống những chai rượu Mao Đài có giá khoảng 4.000 nhân dân tệ (630 USD) được sản xuất vào năm 2015 hay 2016" - Kan Yuanbin, người điều hành một đại lý bán lẻ Mao Đài lớn ở tỉnh Giang Tây, đông nam Trung Quốc, cho hay.
Bình luận (0)