Báo cáo ghi nhận đây là sự gia tăng chi tiêu quân sự toàn cầu đầu tiên kể từ năm 2011.
Sự tăng trưởng chủ yếu diễn ra tại khu vực châu Á, châu Đại Dương, Trung và Đông Âu, một vài cường quốc Vùng Vịnh.
Theo báo cáo, Mỹ vẫn là nước chi tiêu quân sự hàng đầu với 596 tỉ USD, dù con số này giảm 2,4 % so với năm 2014. Trái lại, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng 7,1% lên 215 tỉ USD.
Với mức chi 87,2 tỉ USD, Ả Rập Saudi đã qua mặt Nga (66,4 tỉ USD) để trở thành nước chi tiêu quân sự nhiều thứ 3 thế giới
Báo cáo của SIPRI cũng nhấn mạnh tác động của việc giảm giá dầu dẫn đến sự sụt giảm đột ngột trong chi tiêu quốc phòng ở các nước như Angola, Chad, Ecuador, Kazakhstan, Oman, Nam Sudan và Venezuela.
Trung Quốc chi tiêu quân sự nhiều nhất châu Á năm 2015. Ảnh: AP
Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng ở châu Á và châu Đại Dương tăng 5,4%, ước tính lên đến 438 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chiếm 49%.
Tuy nhiên, tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông là yếu tố đã thúc đẩy các nước Đông Nam Á tăng cường chi tiêu quân sự.
Còn ở châu Âu, chi tiêu quân sự khu vực này tăng 1,7% trong năm 2015 lên 328 tỉ USD. Đông Âu là nơi đóng góp nhiều cho sự gia tăng này do tác động của cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và việc Nga sáp nhập Crimea. Cụ thể, chi tiêu quốc phòng ở Đông Âu đã tăng 90% kể từ năm 2006.
Ngược lại, chi tiêu quân sự của Mỹ Latinh và vùng Caribe năm 2015 giảm 2,9 % xuống 67 tỉ USD.
Con số này của châu Phi giảm 5,3%, ước tính đạt khoảng 37 tỉ USD.
Bình luận (0)