xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc “đả hổ, diệt ruồi”

HUỆ BÌNH

Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ xoáy vào hàng ngũ lãnh đạo của Quốc hội, Quốc vụ viện, Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân, tòa án, viện kiểm sát…

Có lịch sử tồn tại hơn 60 năm, Bắc Đới Hà là hội nghị không chính thức nhưng lại quyết định các vấn đề lớn của Trung Quốc. Đang diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà của tỉnh Hà Bắc, hội nghị năm nay được xem là phép thử đối với chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông quyết liệt theo đuổi chiến dịch chống tham nhũng và cải cách.

Cược sinh mạng vào cuộc chiến

Báo China Times (Đài Loan) đưa tin các quan chức cấp cao - cả đương nhiệm lẫn nghỉ hưu - tề tựu về Bắc Đới Hà từ hôm 6-8. Trong 15 ngày diễn ra, hội nghị sẽ xoáy sâu vào chiến dịch chống tham nhũng và duy trì tăng trưởng kinh tế.

Hơn 1 tháng trước hội nghị này, trong cuộc họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 26-6, ông Tập Cận Bình thừa nhận lực lượng tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu, thậm chí rơi vào tình trạng bế tắc.

Tờ Trường Bạch Sơn nhật báo dẫn lời Lý Vĩ, một quan chức TP Trường Bạch Sơn thuộc tỉnh Cát Lâm, kể lại lời ông Tập: “Tôi đã bỏ lại sinh mạng và uy tín cá nhân trong cuộc chiến chống tham nhũng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm kể từ khi đảng và đất nước trao vận mệnh đất nước vào tay chúng ta”.

 

Ông Tập Cận Bình gặp gỡ cư dân Bắc Kinh hồi cuối tháng 2-2014 giữa lúc sương mù ô nhiễm dày đặc bao trùm khắp thủ đôẢnh: ĐẠI CÔNG BÁO

Ông Tập Cận Bình gặp gỡ cư dân Bắc Kinh hồi cuối tháng 2-2014

giữa lúc sương mù ô nhiễm dày đặc bao trùm khắp thủ đô. Ảnh: ĐẠI CÔNG BÁO

 

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) nhận định cuộc xung đột đang đi đến bước ngoặt và chiến dịch chống tham nhũng đã làm “tổn thương mạnh mẽ các nhóm lợi ích”. Chính vì vậy, theo tờ báo của người Hoa ở nước ngoài Tân Đường Nhân, Bắc Đới Hà năm nay sẽ là nơi “giao tranh” về cách xử lý cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.

Trả lời phỏng vấn tờ Đông Phương nhật báo (Hồng Kông), học giả về các vấn đề Trung Quốc Hồ Tinh Đấu nhận xét việc công bố điều tra “con hổ bất khả xâm phạm” họ Chu trước hội nghị trung ương 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy ông Tập Cận Bình đã được giới chức cấp cao bật đèn xanh, đáng kể nhất là cái gật đầu của 2 cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Nhiều khả năng hội nghị trung ương 4 sẽ quyết định án tử hình hoặc tử hình treo cho Chu Vĩnh Khang theo quyết định ở Bắc Đới Hà.

“Hổ” lớn ngày càng nhiều

Tước bỏ “kim bài miễn tử” của thành viên Bộ Chính trị được xem là bước ngoặt trong chiến dịch tham nhũng và để làm được điều đó, ông Tập đã lần lượt phá bỏ sân sau quyền lực của Chu Vĩnh Khang trong ngành công nghiệp dầu khí, tỉnh Tứ Xuyên và Bộ Công an song song với việc thiết lập các hành lang pháp lý cần thiết.

Theo trang tin Đa chiều, từ khi ông Tập lên nắm quyền, gần 1/4 số quan chức Trung Quốc bị bắt về tội tham nhũng có liên quan trực tiếp đến Chu Vĩnh Khang, có thể kể đến cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh, cựu lãnh đạo cơ quan quản lý tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, cựu Phó Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Vương Vĩnh Xuân...

Cuộc chiến chống tham nhũng này sẽ đi đến đâu? Dư luận tin rằng “những con hổ lớn” sẽ tiếp tục sa lưới. Cái tên đang gây chấn động là thượng tướng Quách Bá Hùng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc.

Trong khi hội nghị Bắc Đới Hà đang diễn ra, Trung tâm Thông tin về nhân quyền và dân chủ (ICHRD, có trụ sở tại Hồng Kông) ngày 12-8 đưa tin người từng là nhân vật số 2 của quân đội Trung Quốc bị điều tra vì nghi nhận hối lộ để chạy chức cho người khác.

Ngoài ra, tờ Minh báo của Hồng Kông hồi giữa tháng 7 đưa tin con trai và con rể của ông Quách đã bị thẩm vấn vì dính đến tham nhũng. Con trai ông Quách Bá Hùng là đại tá Quách Chấn Cương, 44 tuổi, chủ nhiệm Cục Chính trị của Quân khu Chiết Giang.

Hiện trên mạng Trung Quốc lan truyền tin đồn ông Quách (con) thường vắng mặt tại nơi làm việc, ly dị vợ để cưới tình nhân... Trước Quách Bá Hùng, một cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương khác cũng đã “ngã ngựa” là Thượng tướng Từ Tài Hậu.

Cũng trong phiên họp kín hồi tháng 6-2014, ông Tập Cận Bình kêu gọi các nhà điều tra của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật trung ương tiến hành kiểm tra các khu vực ông từng làm việc để chứng minh mục đích của chiến dịch chống tham nhũng là vì tương lai và lợi ích của đảng chứ không phải thanh trừng chính trị.

Cả Thượng Hải lẫn Chiết Giang, 2 địa phương ông Tập từng là bí thư, đều nằm trong danh sách kiểm tra mới nhất được công bố vào tháng 7. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy chiến dịch sẽ không hạ nhiệt trong tương lai gần.

Thượng Hải cũng được xem là “lãnh địa” của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân - nơi ông từng làm bí thư thành ủy. Cả Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đều là chỗ thân tín của ông Giang. Ngoài ra còn có Vương Tông Nam - cựu chủ tịch Tập đoàn Hữu Nghị Thượng Hải - vừa bị công bố điều tra với cáo buộc biển thủ công quỹ và nhận hối lộ. Có thời gian là thư ký của cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, Vương Tông Nam cũng được xem là người của phe ông Giang Trạch Dân.

Một “con hổ” lớn khác có thể đang trong tầm ngắm là cựu Phó Chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng (giai đoạn 2003-2008), cũng là đồng minh của ông Giang.

Một ngày sau khi Bắc Kinh công bố cuộc điều tra đối với Chu Vĩnh Khang, truyền thông Trung Quốc đưa tin con trai ông Chu Vĩnh Khang là Chu Bân có mối quan hệ chặt chẽ với cháu gái của ông Tăng Khánh Hồng là Tăng Bảo Bảo. Có thông tin ông Tăng đã bị quản thúc tại gia từ cuối năm ngoái.

 

Có thể bị phản công

Tạp chí Diplomat dẫn lời ông Trương Ngọc Tân, nhà nghiên cứu chính sách châu Á và là người điều hành của tổ chức phi chính phủ thúc đẩy hữu nghị và đối thoại thanh thiếu niên Trung - Nhật, nhận định chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ trở nên vô nghĩa nếu nhiều người dân Trung Quốc tiếp tục nghèo đi.

Ngoài ra, các chuyên gia của 13 viện nghiên cứu riêng biệt viết bài đăng trên một tờ tạp chí liên kết với Nhân Dân nhật báo cảnh báo cuộc trấn áp tham nhũng có thể gây ra một phản ứng dữ dội từ những “con hổ”. Bị dồn ép quá, lực lượng này có thể quay lại đấu đến cùng.

Ông Trương Minh, chuyên gia khoa học chính trị từ Trường ĐH Nhân dân (Bắc Kinh), đánh giá chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập chắc chắn đã bị một số nhóm lợi ích tầng lớp trên đe dọa.

“Các cuộc chiến đấu giữa ông Tập Cận Bình và các nhóm lợi ích đang nóng lên. Ông Tập nhận ra rằng phải tiếp tục thực hiện hay phải nhún nhường” - ông Trương nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo