Trung Quốc hồi năm ngoái chọn Pakistan làm điểm dừng trong hành lang kinh tế gồm hệ thống đường bộ, đường sắt và các dự án năng lượng, đánh dấu sự đầu tư nước ngoài lớn nhất ở quốc gia tích cực phát triển vũ khí hạt nhân phía Nam châu Á này.
Tuy nhiên, theo ông Victor Gao - cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, dự án bị đình trệ khi hai bên bàn thảo để biến các đề xuất thành những dự án cụ thể và một số người đổ lỗi cho các bộ ngành Pakistan. “Về phía Pakistan, không chắc chắn họ có hồ hởi đối với dự án hành lang kinh tế. Bởi lẽ đã có một cuộc tranh luận trong nội bộ Pakistan về việc liệu chính phủ hay quân đội kiểm soát dự án” – ông Victor Gao nói.
Trước nay, lực lượng vũ trang của Pakistan đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Ảnh: EPA
Quân đội Pakistan, trong đó có biệt đội kỹ sư chuyên vể xây dựng, cơ khí và điện, đã có hàng chục năm kinh nghiệm với các dự án hạ tầng lớn và các nhà phân tích cho rằng quân đội có thể giám sát tốt dự án xây hành lang kinh tế. Trái lại, một số chính trị gia cảnh báo rằng can thiệp quân sự sẽ mở rộng dấu chân của quân đội trong các vấn đề dân sự, tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang có tiếng nói lớn hơn trong hoạch định chính sách. Ngoài ra, còn có lo ngại rằng dự án bỏ qua các khu vực nghèo khó của Pakistan và chủ yếu tập trung vào khu trung tâm tài chính và công nghiệp, đặc biệt là Punjab, vốn là quê hương Thủ tướng Nawaz Sharif.
Phía Trung Quốc tính đến vai trò của quân đội thì cũng có lẽ riêng. An ninh dọc theo tuyến đường, vốn đi qua nhiều khu vực không ổn định, cũng là một yếu tố đáng bàn. “Dự án này kéo dài từ TP Kashgar ở Tân Cương (Trung Quốc) đến TP cảng Gwadar (Pakistan) rất dài và đầy nguy hiểm” – chuyên gia Hoàng Nhật Hàm tại Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa nói. Một lực lượng an ninh với 15.000 quân nhân để bảo vệ nhân viên của Trung Quốc thực hiện dự án.
Một quan chức ngoại giao ở Islamabad cho biết rằng vì dự án này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành, Trung Quốc muốn bảo đảm các dự án này sẽ được hoàn thành theo kế hoạch. Ông Zaffar Hilaly, cựu ngoại giao Pakistan cao cấp, bình luận: “Chính quyền Bắc Kinh nhận thấy sự tham gia của quân đội trong dự án này như một sự bảo đảm cho thành công”. Trước nay, lực lượng vũ trang của Pakistan đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh và là khách hàng mua vũ khí của Trung Quốc.
Bình luận (0)