xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc giả ngây

HOÀNG PHƯƠNG

Indonesia cảnh báo tranh chấp biển Đông có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột trực tiếp, đe dọa đến kinh tế của tất cả các bên liên quan

Ngày càng có nhiều nước Đông Nam Á phản ứng hành vi xâm phạm lãnh hải trái phép của tàu cá Trung Quốc giữa lúc Bắc Kinh không ngừng leo thang căng thẳng tại biển Đông.

Malaysia kiên quyết

Sau vụ Indonesia bắt 8 ngư dân Trung Quốc hoạt động trái phép, đến lượt Malaysia hôm 24-3 cho biết đã phát hiện khoảng 100 tàu cá Trung Quốc, được 2 tàu hải cảnh bảo vệ, xâm phạm lãnh hải mình ở biển Đông. Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim cho biết số tàu trên được nhìn thấy đi vào vùng biển gần cụm bãi cạn Gugusan Beting Patinggi Ali (còn gọi là Luconia). Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia và dù cách Trung Quốc đại lục đến 2.000 km nhưng vẫn bị Bắc Kinh đòi chủ quyền bằng “đường lưỡi bò” phi pháp.

Theo ông Shahidan, một máy bay Bombardier cùng 3 tàu của Hải quân Hoàng gia Malaysia và Cơ quan Thực thi hàng hải Malaysia (MMEA) đã được triển khai đến vùng biển nói trên. “Máy bay Bombardier sau khi đến khu vực này đã nhìn thấy một nhóm ngư dân Trung Quốc hoạt động trong lãnh hải của chúng ta” - bộ trưởng này nói với các phóng viên tại hành lang quốc hội hôm 24-3. Hãng tin Bernama dẫn lời ông Shahidan khẳng định Kuala Lumpur sẽ có hành động pháp lý nếu tàu Trung Quốc đi vào EEZ của Malaysia.

Phản ứng cáo buộc trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 25-3 thản nhiên nói ông “không hiểu những chi tiết” mà chính phủ Malaysia đưa ra về vụ việc. “Đây là mùa đánh cá ở biển Đông và vào thời điểm này trong năm, năm nào cũng vậy, tàu Trung Quốc đánh bắt cá bình thường tại vùng biển phù hợp” - ông Hồng Lỗi chỉ nói chung chung. Đây không phải là lần đầu tiên tàu hải cảnh Trung Quốc bị tố lảng vảng gần cụm bãi cạn Luconia. Hồi đầu tháng 3, Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Huang Huikang đã lên tiếng bác bỏ thông tin một tàu hải cảnh nước này hiện diện thường trực tại bãi cạn nói trên.

 

Tàu hải cảnh Trung Quốc được nhìn thấy ở cụm bãi cạn Gugusan Beting Patinggi Ali gần đây.Ảnh: Borneo Post
Tàu hải cảnh Trung Quốc được nhìn thấy ở cụm bãi cạn Gugusan Beting Patinggi Ali gần đây.Ảnh: Borneo Post

 

Indonesia lo ngại

Vụ việc trên xảy ra không lâu sau khi Indonesia lên tiếng cáo buộc một tàu hải cảnh Trung Quốc hung hăng tại lãnh hải nước này ở ngoài khơi quần đảo Natuna. Tàu hải cảnh này vào cuối tuần rồi cản trở tàu tuần tra Indonesia bắt giữ một tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc hoạt động trái phép. Giận dữ trước hành động “giải cứu” ngang ngược, Jakarta đã yêu cầu Bắc Kinh giải thích về hành động “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ”.

Bộ trưởng Bộ An ninh Indonesia Luhut Pandjaitan hôm 24-3 cảnh báo tàu Trung Quốc không xâm phạm lãnh thổ nước này, đồng thời cảnh báo sẽ không “hy sinh chủ quyền” để đổi lấy quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh. Cùng ngày, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nói vẫn đang chờ Trung Quốc giải thích. Trước đó, Bắc Kinh khẳng định không hề có chuyện xâm phạm lãnh hải của tàu hải cảnh nước này, đồng thời cho rằng tàu cá của họ hoạt động tại “ngư trường truyền thống”.

Tạp chí Fortune nhận định vụ việc trên là dấu hiệu đáng lo ngại nữa về việc Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để phục vụ cái gọi là “bảo vệ lợi ích” trên biển Đông. Trước khi kiếm chuyện với Indonesia, tàu hải cảnh Trung Quốc còn bị tố cố ý đâm vào một tàu cá Philippines tại bãi cạn Scarborough vào đầu tháng này.

Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở tỉnh Hải Nam - Trung Quốc hôm 24-3, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla gián tiếp bày tỏ nỗi lo trên khi kêu gọi các bên liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông duy trì hòa bình và an ninh tại khu vực. Theo ông Kalla, Indonesia dù không phải là một bên tranh chấp nhưng nhận thấy vấn đề này có nguy cơ biến thành một cuộc xung đột trực tiếp, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến kinh tế của tất cả các bên liên quan.

 

Mỹ - Trung lại bàn biển Đông

Tình hình biển Đông sẽ là một trong những nội dung thảo luận chính tại cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân ở thủ đô Washington vào tuần tới. “Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ trong năm nay. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ song phương theo cách thức bền vững và ổn định” - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Bảo Đông nói về cuộc gặp dự kiến diễn ra vào ngày 31-3 tới.

Dù vậy, hãng tin PTI nhận định khó có khả năng cuộc gặp này đạt được kết quả tích cực, nhất là khi Trung Quốc không ngừng có hành động khiêu khích ở biển Đông. Mới đây, một hình ảnh đăng trên tạp chí quân sự Trung Quốc cho thấy nước này đã triển khai trái phép hệ thống tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Theo trang IHS Jane’s 360, YJ-62 nhiều khả năng được triển khai cùng thời điểm với hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9, được phát hiện trên đảo Phú Lâm lần đầu tiên hồi tháng 2-2016.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo