xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc nói 60 nước ủng hộ nhưng chỉ 8 nước ra mặt

Bảo Hạnh (Theo Wall Street Journal)

(NLĐO) – Là một quốc gia không có biển ở châu Phi, Lesotho hầu như không liên quan tới tranh chấp ở biển Đông nhưng Trung Quốc lại tuyên bố đây là 1 trong 60 nước ủng hộ chủ quyền của Bắc Kinh trên biển!

Việc bất ngờ lôi kéo Lesotho và các quốc gia nhỏ khác cách xa châu Á là “chiêu thức” của Trung Quốc trước khi Tòa Trọng tàu Quốc tế (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông. Báo Manila Times (Philippines) vừa đưa tin phán quyết có thể được đưa ra vào ngày 7-7 tới.

Tuy nhiên, phản ứng của các nước trên có vẻ không được như ý Bắc Kinh: Trong số 60 nước mà Trung Quốc rêu rao chỉ có 8 nước chính thức lên tiếng ủng hộ Trung Quốc tẩy chay các thủ tục tố tụng tại The Hague.

Đó là Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu và Lesotho, dựa theo các tuyên bố công khai được tờ Wall Street Journal và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) liệt kê.

Năm nước khác bị Trung Quốc lôi vào danh sách đã thẳng thừng bác bỏ, trong đó có 2 nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). 5 nước này là Ba Lan, Slovenia, Bosnia và Herzegovina, Campuchia, Fiji.

Với một đất nước từ lâu đã chỉ trích việc “quốc tế hóa” các tranh chấp thì động thái của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang lo lắng phiên tòa có thể khiến nước này bị cô lập.


Ảnh trên là danh sách các nước ủng hộ Trung Quốc (màu đỏ) do Bắc Kinh tung ra. Ảnh dưới là danh sách thực tế. Màu xanh là những nước ủng hộ phán quyết của PCA và màu vàng là những nước bác bỏ. Ảnh: Wall Street Journal

Ảnh trên là danh sách các nước ủng hộ Trung Quốc (màu đỏ) do Bắc Kinh tung ra. Ảnh dưới là danh sách thực tế. Màu xanh là những nước ủng hộ phán quyết của PCA và màu vàng là những nước bác bỏ. Ảnh: Wall Street Journal

Kết quả lẫn lộn này cho thấy hạn chế trong ảnh hưởng của Trung Quốc, ngay cả đối với những nước 'khát" tiền của Bắc Kinh, theo chuyên gia chuyên về biển Đông Euan Graham của Viện Lowy (Úc).

Trung Quốc tuyên bố không công nhận thẩm quyền cũng như phán quyết của PCA. Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh – bao gồm nhóm G7 – kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết.

Để đáp trả, Trung Quốc buộc tội Mỹ “bá quyền” và bôi xấu phiên tòa trên truyền thông trong nước lẫn quốc tế đồng thời công khai cám ơn hàng chục quốc gia ủng hộ.

Trung Quốc vẫn chưa công khai danh sách chính thức của những nước ủng hộ. Tháng trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định con số này là hơn 40 nước nhưng tuần này, các phương tiện truyền thông nước này đã đẩy lên 60.

“So với 7 hay 8 quốc gia, con số này là minh chứng hùng hồn. Đó là lý do vì sao vài quốc gia thân thiện và quan tâm tới chúng tôi muốn tìm hiểu tình hình thực tế. Sau khi hiểu được giá trị của vấn đề, họ quyết định đưa ra lập trường và bảo vệ công lý” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố hôm 14-6. Ngoài ra, ông này còn chỉ trích các quốc gia ngoài khu vực vì đã mở rộng tranh chấp.

8 quốc gia công khai ủng hộ Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh có quyền chọn lựa phương thức riêng để giải quyết mâu thuẫn. Gambia – một quốc gia Tây Phi – thậm chí còn thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh sau khi "nghỉ chơi" Đài Loan để quay sang Trung Quốc hồi tháng 3.

Trung Quốc còn khẳng định có rất nhiều quốc gia Ả Rập bày tỏ sự ủng hộ họ trong “Tuyên bố Doha” tại cuộc họp với Qatar tháng trước. Tuy nhiên, thực chất tuyên bố này vẫn chưa được công khai và cả Qatar lẫn Trung Quốc đều không cung cấp được bản sao nào. Theo The Wall Street Journal, một quan chức Trung Quốc văn kiện này vẫn đang được...dịch!

Nga, cường quốc duy nhất trong danh sách của Trung Quốc, dù đồng ý không nên quốc tế hóa tranh chấp biển Đông nhưng lại không thể hiện sự ủng hộ rõ ràng dành cho Bắc Kinh.


Một trong các đảo nhân tạo trái phép Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: European Pressphoto Agency

Một trong các đảo nhân tạo trái phép Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: European Pressphoto Agency

Ba Lan, thành viên EU, là một trong số các quốc gia thẳng thừng bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh. Hồi tháng 4, các nhà chức trách Ba Lan được dịp sửng sốt khi Bắc Kinh đột ngột tung ra một tuyên bố sau cuộc họp của 2 ngoại trưởng nhưng chưa được sự chấp thuận từ phía họ.

Trong đó, Trung Quốc khẳng định Ba Lan ủng hộ chính sách giải quyết mâu thuẫn “thông qua đối thoại và tham vấn”, không đề cập đến PCA.

Sau đó Bộ Ngoại giao Ba Lan lên tiếng đính chính rằng thông báo trên “là ý kiến cá nhân từ phía Trung Quốc, không phản ánh chính xác quan điểm của Ba Lan về vấn đề biển Đông. Quan điểm đó không hề thay đổi và phù hợp với chính sách của EU”.

Ngoài ra, Slovenia và các quốc gia vùng Balkan như Bosnia và Herzegovina cũng chính thức phủ nhận việc ủng hộ Trung Quốc.

Có lẽ, điều bất ngờ nhất với Trung Quốc là việc nước này không thể có được sự ủng hộ từ các quốc gia nhỏ vốn được Bắc Kinh viện trợ và đầu tư số lượng lớn.

Hồi tháng 4, Fiji phủ nhận việc ủng hộ Bắc Kinh về vấn đề biển Đông. Cũng trong tháng này, khi Trung Quốc đơn phương công bố “các tuyên bố đồng thuận quan trọng” với Lào, Campuchia và Brunei về biển Đông thì 3 nước này cũng “im thin thít”.

Trong khi các nhà chức trách Lào và Brunei từ chối bình luận thì một phát ngôn viên chính phủ Campuchia phủ nhận việc đạt thỏa thuận với Trung Quốc: “Chúng tôi chưa hề thay đổi quan điểm về biển Đông”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo