Chính sách một con được Trung Quốc ban hành năm 1970 nhằm kiểm soát dân số khiến nhiều người dân bất bình. Các cặp vợ chồng vi phạm chính sách 1 con thường bị phạt rất nặng, có thể mất tài sản, nhà cửa hoặc công việc.
Gánh nặng người già, mất cân bằng nam nữ, tỉ lệ phá thai chọn giới tính hoặc do sức ép từ địa phương ngày càng cao… là những hậu quả nhãn tiền của chính sách này. Theo BBC, chính sách này từng nhiều lần bị các tổ chức nhân quyền lên án vì số phụ nữ bị buộc phải phá thai ngày càng nhiều nhưng Bắc Kinh gạt bỏ điều này. Quan niệm chuộng nam hơn nữ cũng đã tạo ra sự mất cân bằng giới tính nặng nề trong xã hội, cùng đó là các cặp vợ chồng đua nhau phá thai để chọn giới tính. Dự báo cuối thập kỷ này, Trung Quốc sẽ có 24 triệu “người đàn ông tồn kho”, không tìm được vợ do mất căng bằng giới tính ở nước này.
Hiện nay, hầu hết những người cao tuổi ở Trung Quốc vẫn sống cùng con cháu. Trong khi đó, những cặp vợ chồng trẻ lại chỉ có 1 con nên họ đối mặt với hiện tượng gọi là 4-2-1, nghĩa là trung bình 2 vợ chồng trẻ sẽ chăm sóc 1 trẻ em và 4 người già. Khi đứa con đến tuổi lao động, gánh nặng sẽ đè lên vai nó do phải chăm sóc cho cha mẹ và 4 ông bà đã nghỉ hưu.
Ngoài cải cách nới lỏng chính sách một con, đại hội lần này của Trung Quốc cũng quyết định bãi bỏ trại cải tạo lao động và tăng cường quyền sở hữu đất đai của nông dân. Trại cải tạo được Trung Quốc lập ra hơn nửa thế kỷ trước giam giữ hàng ngàn người chờ xét xử, có người bị giam giữ nhiều năm liền. Tân Hoa Xã bình luận quyết định bỏ trại cải tạo của Trung Quốc như “một phận nỗ lực cải thiện nhân quyền và tư pháp”.
Bình luận (0)