Nữ phát ngôn của Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha không đưa ra bình luận gì về phản ứng của Trung Quốc.
Ông Hồng Lỗi khẳng định “những người ly khai Tây Tạng” đã tung “tin đồn” và “những lời vu khống” dẫn đến các cáo buộc sai lệch đối với Trung Quốc. “Những âm mưu này chắc chắn thất bại. Quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề Tây Tạng rất rõ ràng và nhất quán” – ông Hồng Lỗi nói.
Trong diễn biến khác, an ninh Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động giám sát tất cả các dân tộc thiểu số với công nghệ mới theo dõi ngôn ngữ của họ ở dạng cuộc gọi thoại, văn bản gửi qua internet và thậm chí là cả thông tin nhúng trong các hình ảnh đồ họa.
Một nhân viên an ninh kiểm tra người dân trên đường phố ở Urumqi, thủ phủ của Tân Cương. Ảnh: REUTERS
“Với sự hỗ trợ của công nghệ mới, họ có thể truy cập các thông tin tình báo ngay trong thời gian thực và cũng có thể đối phó với một hệ thống đa ngôn ngữ” - giáo sư Đinh Hiểu Khánh của ĐH Thanh Hoa nhận xét. Giáo sư Đinh cho rằng cách tiếp cận “giám sát toàn diện” có thể giúp an ninh Trung Quốc phát hiện các thông tin có giá trị nhưng dễ bị bỏ qua, ám chỉ cuộc tấn công Thiên An Môn hôm 28-10.
Giới chức an ninh Trung Quốc đã duy trì một hệ thống tình báo rộng lớn với hàng trăm ngàn nhân viên kiểm soát truyền thông trực tuyến. Lực lượng này có khả năng phát hiện mức độ “cảm xúc của công chúng” trong các bài viết hoặc các bình luận không viết bằng tiếng phổ thông trên mạng, có thể hữu ích cho dự báo về khả năng bùng phát tình trạng bất ổn.
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!