Trong một cuộc họp báo hôm 22-4, ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đưa ra tuyên bố trên, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương và cái gọi là "quyền tài phán do Mỹ áp đặt".
Ông Cảnh khẳng định sự hợp tác giữa Trung Quốc và Iran mang tính công khai, minh bạch và hợp pháp, do đó cần được tôn trọng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. Ảnh: GEO TV
Bên cạnh lệnh trừng phạt Iran, Mỹ cũng cấp quyền miễn trừ cho 8 nền kinh tế đã giảm mua dầu Iran, cho phép họ tiếp tục nhập khẩu mà không phải chịu lệnh trừng phạt trong hơn 6 tháng. Các nền kinh tế này gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Hy Lạp.
Tuy nhiên, báo The Washington Post dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng kể từ ngày 2-5, bộ này sẽ không miễn trừ trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào đang nhập khẩu dầu thô hoặc khí hóa lỏng thiên nhiên từ Iran.
Trung Quốc được biết đến là một trong những nước nhập khẩu dầu từ Iran lớn nhất thế giới, cùng với Ấn Độ.
Trung Quốc nhập khẩu dầu rất lớn từ Iran. Ảnh: CNN
Trong khi đó, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất phản đối quyết định nói trên của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cũng bác bỏ lệnh trừng phạt đơn phương và "mang tính áp đặt" của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là hai nước bị ảnh hưởng nặng bởi quyết định của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là khó có thể ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu dầu từ Iran.
Về phía Ấn Độ, nước này vẫn chưa đưa ra bình luận nào. Cính quyền New Delhi từng tuyên bố họ "không công nhận các biện pháp trừng phạt đơn phương mà chỉ tuân chủ lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc".
Quyết định của Washington khiến giá dầu của Mỹ tăng gần 3% vào ngày 22-4. Dầu thô Brent, chuẩn mực toàn cầu, cũng tăng 3,4% khi lần đầu tiên đạt mức 74 USD/thùng kể từ đầu tháng 11-2018.
Bình luận (0)