xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc sợ bị cô lập

Hoàng Phương

Philippines đang định hình chiến lược cụ thể một khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) ở The Hague - Hà Lan về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc dự kiến được đưa ra vào ngày 7-7 tới, một nguồn thạo tin tiết lộ với tờ Manila Times mới đây.

Ba kịch bản

Cũng theo báo trên, các quan chức ngoại giao và chuyên gia về chính sách đối ngoại Philippines đã tiến hành một loạt cuộc họp nhằm định hình chiến lược cụ thể một khi PCA ra phán quyết. Ông Lauro Baja, đại diện thường trực của Philippines tại Liên Hiệp Quốc, nhận định Manila cần chuẩn bị cho những kịch bản khác nhau, từ phán quyết có lợi, bất lợi đến vừa có lợi vừa bất lợi. “Tôi tin rằng đây không phải là một phán quyết “được ăn cả, ngã về không”. Nó có thể mở đường cho cơ hội đàm phán nào đó” - ông Baja nhận định.

Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vào tháng 1-2013 sau khi Bắc Kinh không chịu rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp Manila khẳng định nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế mình. Một trong những yêu cầu đáng chú ý của đơn kiện là không công nhận cái gọi là “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đơn phương vẽ ra để phục vụ mưu đồ nuốt gần trọn biển Đông, với lý do nó đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Ông Antonio Carpio, thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, đã đưa ra 3 kịch bản dự đoán về phán quyết của PCA.

Tòa Trọng tài Thường trực sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc Ảnh: PCA
Tòa Trọng tài Thường trực sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc Ảnh: PCA

Kịch bản xấu nhất là PCA không ra phán quyết về nhiều vấn đề, nhất là tính pháp lý của “đường lưỡi bò” Trung Quốc. Diễn biến này đe dọa sự tồn tại của UNCLOS bởi công ước này sẽ bị xem là “vô dụng”, không thể giải quyết vụ tranh chấp lãnh hải quan trọng nhất hiện nay. Khi đó, theo ông Carpio, các nước có liên quan đến tranh chấp ở biển Đông chỉ còn cách “mua tàu chiến, máy bay và tên lửa” để bảo vệ vùng biển của mình.

Ở chiều ngược lại, Bắc Kinh sẽ được nước làm tới, thực thi yêu sách “đường lưỡi bò” như “biên giới quốc gia” của mình, gia tăng ngăn chặn và quấy rối tàu các nước đi vào vùng biển tranh chấp ở biển Đông. Căng thẳng sẽ leo thang hơn nữa bởi Mỹ sẽ phớt lờ Trung Quốc để tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải ở biển Đông. Tuy nhiên, ông Carpio tin rằng kịch bản này sẽ không xảy ra.

Kịch bản thứ hai được thẩm phán trên mô tả là có thắng có thua cho Philippines: PCA phán quyết “đường lưỡi bò” Trung Quốc không có giá trị pháp lý, bãi cạn Scarborough chỉ tạo ra vùng lãnh hải 12 hải lý nhưng không đề cập những vấn đề khác. Một phán quyết như thế giảm đáng kể không gian tranh chấp pháp lý giữa Philippines với Trung Quốc trên biển Đông, trong lúc hoạt động tự do hàng hải, tự do hàng không tại vùng biển này được tăng cường. Dĩ nhiên là ông Carpio đang kỳ vọng vào kịch bản tốt nhất - PCA ra phán quyết ủng hộ mọi luận điểm của Philippines - nhưng cảnh báo Bắc Kinh có thể không tuân thủ nó trừ khi sức ép của cộng đồng quốc tế quá mạnh mẽ.

Thổi phồng sự ủng hộ

Trung Quốc cho đến giờ vẫn ngang ngược tuyên bố không tuân thủ phán quyết. Miệng thì nói thế nhưng càng gần đến giờ G, Bắc Kinh càng cấp tập vận động các nước hậu thuẫn cho lập trường trên của họ, qua đó cho thấy nước này sợ bị cô lập. Trong tuần này, Trung Quốc tuyên bố ít nhất 60 nước đứng về phía họ trong cuộc đối đầu ở biển Đông nhưng không cung cấp chi tiết. Sự giấu giếm này không có gì khó hiểu bởi tờ The Wall Street Journal (Mỹ) đã chỉ ra thực tế phũ phàng: Chỉ có 8 nước (Afghanistan, Gambia, Kenya, Niger, Sudan, Togo, Vanuatu, Lesotho) công khai ủng hộ Trung Quốc có quyền chọn phương thức xử lý tranh chấp của riêng mình.

Không những thế, sự dối trá của Trung Quốc tiếp tục bị phơi bày khi 5 quốc gia có tên trong danh sách (Campuchia, Fiji, Slovenia, Ba Lan, Bosnia - Herzegovina) thẳng thừng phủ nhận những gì Bắc Kinh rêu rao. Sự thật đằng sau cái gọi là “danh sách ủng hộ” này cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn còn hạn chế, ngay cả đối với những nước đang cần tiền của Bắc Kinh, theo ông Euan Graham - chuyên gia về biển Đông tại Viện Lowy (Úc).

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng hôm 17-6 cảnh báo Bắc Kinh không chỉ có nguy cơ thất bại trong trận chiến pháp lý mà còn có thể thua trong cuộc chiến giành sự ủng hộ của dư luận nếu không chịu tuân thủ phán quyết PCA. Ngoài ra, Bắc Kinh còn có thể khiến các nước láng giềng thêm giận dữ nếu sử dụng phán quyết của PCA làm cái cớ để tiếp tục có hành động leo thang khiêu khích, như xây thêm cơ sở phi pháp hoặc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông.

Ông James Kraska, nhà nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ, nhận định một phán quyết có lợi cho Philippines của PCA, cộng với sự cứng đầu của Trung Quốc, sẽ càng thôi thúc những nước liên quan đến tranh chấp theo chân Manila bởi khả năng chiến thắng của họ sẽ được cải thiện đáng kể.

Đùa với lửa!

Cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương - Đô đốc Hải quân Mỹ về hưu Dennis Blair hôm 16-6 cảnh báo Trung Quốc có thể phải đối đầu quân sự với Mỹ nếu quyết tâm chiếm giữ và cải tạo bãi cạn Scarborough ở biển Đông. Bãi cạn này cách đảo Luzon của Philippines khoảng 225 km, do Manila tuyên bố chủ quyền nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép từ năm 2012. Tranh chấp bãi Scarborough cũng là một trong những nội dung trong đơn kiện của Philippines lên PCA.

Theo cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, trong trường hợp xung đột, Bắc Kinh cầm chắc thất bại trước liên minh quân sự Washington - Manila, nhất là khi 2 nước mới ký Hiệp định Hợp tác quốc phòng nâng cao, cho phép Mỹ điều động quân đội tới các căn cứ của Philippines. Bãi cạn Scarborough cách Trung Quốc tới hơn 800 km nên về mặt địa lý, Bắc Kinh lép vế hoàn toàn.

Hơn nữa, để Trung Quốc kiểm soát bãi cạn sẽ bị xem là một “thất bại địa chính trị” mà Washington không dễ dàng “nuốt trôi”. “Đối với Mỹ, bãi cạn Scarborough đại diện cho một lằn ranh hồng, nếu không nói là lằn ranh đỏ” - ông Blair nhận định với tạp chí Foreign Policy (Mỹ). Nếu chiếm được Scarborough, Bắc Kinh có thể xây dựng đường băng ở đó, tiếp tục thiết lập “một tam giác chiến lược” liên kết với các bãi đá, đảo thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) về phía Tây và với các bãi đá, đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (cũng của Việt Nam) về phía Nam, tạo thành rào chắn quanh biển Đông. Điều này có thể mở đường cho Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông.

Nhằm trấn an đồng minh, Mỹ hôm 16-6 gửi 4 máy bay E/A-18G Growler và 120 nhân viên quân sự đến từ quân đoàn viễn chinh VAQ-138 tới căn cứ không quân Clark giúp Manila tuần tra lãnh hải. Đại tá Araus Robert Musico, người phát ngôn Không lực Philippines, cho biết động thái trên nhằm tăng cường năng lực quân sự của Philippines vốn bị đánh giá là thuộc hàng yếu nhất châu Á.

Phạm Nghĩa

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo