Trước nay, TP Trùng Khánh ở phía Đông Nam Trung Quốc được mệnh danh là “thành phố núi” vì mật độ nhà chọc trời dày đặc, khiến việc lắp đặt hệ thống đường sắt trên cao thực sự đã trở thành vấn nạn đối với các nhà quy hoạch.
Để không làm ảnh hưởng quá nhiều tới cư dân trong khu chung cư 19 tầng cũng như đảm bảo kế hoạch của ngành đường sắt, một nhà ga xe lửa đã được xây dựng khéo léo vào bên trong khối nhà ở này, được đặt ở tầng 6 đến tầng 8. Người dân trong khu chung cư có thể lên tàu ở nhà ga Liziba nằm ở tầng 6-8 trong tòa nhà của họ.
Nhà ga xe lửa nằm ở tầng 6-8 tòa nhà. Ảnh: VISUAL CHINA GROUP
Tàu được thiết kế giảm thanh và chỉ còn vang như tiếng của một chiếc máy rửa bát. Ảnh: VISUAL CHINA GROUP
Khi khởi công xây dựng, các kiến trúc sư và nhà xây dựng sử dụng các biện pháp đặc biệt nhằm hạn chế tiếng ồn nhiều nhất có thể. Theo chia sẻ của cư dân tại đây, âm thanh của tàu đã được thiết kế giảm thanh và chỉ còn vang như tiếng của một chiếc máy rửa bát.
Chính nhờ các biện pháp đó, các nhà quy hoạch đô thị không phải phá bỏ toàn bộ tòa nhà trong quá trình xây dựng đường tàu mới.
Người phát ngôn cơ quan vận tải thành phố cho biết: “Thành phố của chúng tôi có mật độ dân cư đông với những tòa nhà cao tầng san sát. Vì vậy, việc tìm kiếm khoảng trống để làm đường bộ, đường tàu thực sự là một thách thức lớn”.
Ảnh: VISUAL CHINA GROUP
Ấn Độ: Thắng kiện, nông dân có đoàn tàu riêng
Ông Sampuran Singh, một nông dân đến từ bang Punjab - Ấn Độ, thắng kiện một công ty đường sắt và sở hữu cả một chuyến tàu chở khách.
Chuyện là ông Singh bán một lô đất cho Công ty Đường sắt Ấn Độ để sau này có thể xây dựng đường sắt mới. Tuy nhiên, công ty lần lữa mãi không trả cho ông này 10 triệu rupee (khoảng 150.000 USD) nên ông đâm đơn kiện.
Công ty Đường sắt Ấn Độ tuyên bố không có đủ tiền để trả cho ông Singh và sau phiên xử, tòa án phán quyết trao quyền sở hữu một đoàn tàu của công ty cho người nông dân này.
Bình luận (0)