xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc: Tây Tạng đang ở thời kỳ vàng son

P.Nghĩa (Theo PTI, FT)

(NLĐO) – Hôm 6-9, Bắc Kinh công bố Sách Trắng về vấn đề Tây Tạng, trong đó ca ngợi vùng tự trị thiểu số này đang trong “thời kỳ hoàng kim” do hưởng lợi từ chính sách tự trị dân tộc.

Sách Trắng nói trên cho biết từ năm 1952-2014, chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp cho Tây Tạng hơn 648 tỉ nhân dân tệ (108 tỉ USD). GDP khu vực này đã tăng từ 327 triệu nhân dân tệ (năm 1965) lên 92,08 tỉ nhân dân tệ (năm 2014).

Bắt đầu từ năm 1994, GDP của Tây Tạng tăng trưởng với tốc độ 12,4%/năm và mức tăng là 2 con số trong 20 năm liên tiếp. Thêm vào đó, nguồn thu ngân sách địa phương tăng từ 22,39 triệu nhân dân tệ (năm 1965) lên 16,475 tỉ nhân dân tệ (năm 2014), tức bình quân 14,46%/năm giúp Tây Tạng đẩy mạnh khả năng tự phát triển của khu vực.

 

Tây Tạng đang phát triển và ở trong thời kỳ hoàng kim. Ảnh: Top Holidays

Tây Tạng đang phát triển và ở trong "thời kỳ hoàng kim". Ảnh: Top Holidays

 

Hàng hóa Tây Tạng chủ yếu xuất sang Nepal và Ấn Độ thông qua vùng biên giới Nathula ở Sikkim. Kim ngạch xuất khẩu trong khu vực tăng từ 7 triệu USD (năm 1965) lên 2,255 tỉ USD (năm 2014), gấp 321 lần. Thu nhập của người dân ở đô thị theo đó nhích lên 22.016 nhân dân tệ (3.670 USD) vào năm 2014, so với 565 nhân dân tệ vào năm 1978. Mức độ đô thị hóa cũng tăng liên tục trong khi các tuyến đường cao tốc, đường sắt nối với Trung Quốc và 5 sân bay được xây dựng.

Ngoài kinh tế, Bắc Kinh cũng cho rằng truyền thống văn hóa, tự do tôn giáo và môi trường sinh thái của Tây Tạng được bảo tồn và phát huy tốt hơn. Theo Sách Trắng, việc thực hiện chế độ tự trị dân tộc giúp tất cả người dân Tây Tạng thực sự được làm chủ và thỏa mãn với những quyền lợi khác như kinh tế, xã hội và văn hóa.

Song song đó, Sách Trắng tố cáo "các hoạt động ly khai của nhóm Đạt Lai Lạt Ma vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và hủy hoại các lợi ích nền tảng của các nhóm thiểu số tại Tây Tạng" và đó là lý do khiến nhóm này "bị mọi người dân Trung Quốc, kể cả các nhóm thiểu số ở Tây Tạng phản đối mạnh mẽ". Đức Đạt Lai Lạt Ma năm nay 80 tuổi.

Liên quan đến Tây Tạng, một quan chức chính phủ Trung Quốc hôm 6-9 tiết lộ Gendun Choekyi Nyima, người được đức Đạt Lai Lạt Ma chọn làm Ban Thiền Lạt Ma để kế nhiệm vị trí thủ lĩnh tinh thần của Phật giáo Tây Tạng khi ông qua đời, vẫn “đang sống khỏe mạnh và không muốn bị ai quấy rầy”.

Nyima biến mất năm 1995 khi mới 6 tuổi, ngay sau khi được chọn làm Ban Thiền Lạt Ma. Nhiều thông tin cho là người này bị chính phủ Trung Quốc bắt giam sau khi các nhà lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng công nhận đây là hóa thân mới nhất của Ban Thiền Lạt Ma. Kể từ đó, Nyima không xuất hiện trước công chúng.

Theo quan chức Norbu Dunzhub, Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Khu tự trị Tây Tạng, vị Ban Thiền Lạt Ma này vẫn sống cuộc sống “bình thường” nhưng không được tiết lộ nơi ở.

Sau khi Nyima biến mất năm 1995, Bắc Kinh chọn một cậu bé khác tên Gyaincain Norbu làm Ban Thiền Lạt Ma. Norbu hiện bước sang tuổi 25 và thi thoảng xuất hiện trước công chúng. Năm 2009, vị “Ban Thiền" Norbu này phát biểu bằng tiếng Anh tại một hội nghị Phật giáo thế giới tổ chức ở TP Vô Tích.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo