xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trưởng đoàn Philippines bật khóc tại hội nghị môi trường

Linh San (Theo Telegraph, Reuters)

(NLĐO)- Trưởng đoàn đàm phán Philippines hôm 12-11 đã bật khóc ngay tại Hội nghị Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 19 ở Ba Lan. Bài phát biểu đẫm cảm xúc của ông khiến cả thế giới dường như chết lặng.

Run rẩy lau dòng nước mắt giữa bài phát biểu khai mạc hội nghị, Trưởng đoàn đàm phán Philippines Naderev Yeb Sano tha thiết: “Các cơn bão như Haiyan và tác động của nó là lời cảnh tỉnh tới cộng đồng quốc tế không thể trì hoãn thêm những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Những gì đất nước chúng tôi đang trải qua từ sự kiện thời tiết cực đoan đó (siêu bão Haiyan) là sự điên rồ. Chúng ta có thể kết thúc sự điên rồ đó. Ngay tại đây, ở Warsaw”.
 
Ông Naderev vốn là một người con của Tacloban và cả gia đình ông vẫn còn ở ngôi làng là một trong những điểm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của siêu bão Haiyan vừa qua. Hiện mới chỉ có chút hi vọng mong manh khi ông liên lạc được với cậu em trai may mắn sống sót và cũng đang vật lộn đi gom xác các nạn nhân trong những ngày qua. Nhưng số phận những người thân còn lại trong gia đình vẫn bặt vô âm tín.

 
img
Ông Naderev Yeb Sano lau nước mắt khi đang phát biểu.
 
Để chia sẻ với đồng bào đang vật lộn tìm thức ăn và nước uống ở quê nhà, vị trưởng đoàn của Philippines cũng khiến cả khán phòng bất ngờ khi tuyên bố sẽ tuyệt thực cho tới khi nhìn thấy “một kết quả ý nghĩa”.
Hội nghị biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc (COP-19) khai mạc tại Thủ đô Warsaw (Ba Lan) ngày 11-11 và thông qua lời kêu gọi đạt được một thỏa thuận mới nhằm cắt giảm lượng khí thải nhà kính gây hiện tượng biến đổi khí hậu. Hội nghị sẽ kéo dài hai tuần với sự góp mặt của các phái đoàn đến từ 195 nước tham gia UNFCC, cơ sở của Nghị định thư Kyoto 1997.

Dự kiến hội nghị lần này sẽ thông qua hiệp ước toàn cầu mới do Liên Hiệp Quốc bảo trợ về biến đổi khí hậu nhằm bắt đầu thực hiện từ năm 2020.
 
Chủ tịch hội nghị Christina Figueres nhắc nhở cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu không phải là một trò chơi. “Sẽ không có người thắng hay kẻ thua. Chúng ta sẽ cùng thắng hoặc cùng thua trong tương lai mà chính chúng ta tạo ra” - bà Figueres nhấn mạnh.
 
“Chúng tôi vẫn chưa thể thống kê hết được thiệt hại từ cơn bão. Thông tin được cập nhật quá nhỏ giọt vì điện và viễn thông đã bị cắt đứt, có thể còn lâu mới được khôi phục. Đánh giá ban đầu cho thấy Haiyan đã để lại những tổn thất khủng khiếp chưa từng có, không thể hình dung nổi và vô cùng tàn khốc…”
 
“Nó không giống với những gì chúng tôi trải qua trước đây, hay đúng hơn là không giống bất cứ quốc gia nào từng trải qua" - ông Sano nhấn mạnh.

Bài phát biểu kéo dài khoảng 10 phút của trưởng đoàn đàm phán Philippines đã khiến cả hội trưởng đứng dậy và nhiều người cũng không kìm được nước mắt.

Thậm chí, trong bài phát biểu, ông Naderev còn thách thức những người “vẫn còn phủ nhận thực tế rằng đó là biến đổi khí hậu hãy bước ra khỏi tháp ngà”, hãy tới quê hương của ông, hay nhiều khu vực đang ngụp lặn trong thiên tai khác để chứng kiến sự bạo tàn của biến đổi khí hậu.
 
"Tôi thách người đó dám đến các đảo ở Thái Bình Dương, ở Ấn Độ Dương và nhìn mực nước biển đang dâng lên; đến những vùng núi ở Himalaya và Andes để nhìn các cộng đồng người đang đương đầu với lũ lụt do băng tan; đến vùng Bắc Cực, nơi các cộng đồng cố bấu víu vào các đỉnh băng đang bị thu hẹp nhanh chóng; đến các vùng đồng bằng rộng lớn, vùng sông Hằng, Amazon, sông Nile, nơi sinh kế và sinh mạng con người đang bị nhấn chìm; tới đồi núi vùng Trung Mỹ, nơi đang phải đối mặt với những cơn bão hung dữ tương tự; tới những đồng cỏ khô châu Phi, nơi biến đổi khí hậu cũng đang trở thành vấn đề sống còn khi thực phẩm và nước trở nên khan hiếm. Cũng xin đừng quên những trận bão lớn ở Vịnh Mexico và Duyên hải miền đông Bắc Mỹ".
 
"Và nếu như thế vẫn chưa đủ, người đó có lẽ nên đến thăm Philippines luôn bây giờ".
 
Đáng nói là tại hội nghị này một năm trước - tổ chức tại Qatar - cũng chính ông Sano đã "khẩn cầu thế giới mở mắt nhìn những gì mà Philippines phải chịu đựng trước sự tàn phá của siêu bão Bopha". Trận bão khủng khiếp cuối năm 2012 đó đã khiến 1.900 người thiệt mạng hoặc mất tích. 
 
img
Người dân Philippines đang rất khốn cùng vì cơn bão Haiyan. Ảnh: UNICEF
 
Một nghiên cứu hồi tháng 10 trên tạp chí khoa học Nature lưu ý hơn 5 tỉ người đang sống ở những khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu vào năm 2050 và những đất nước phải chịu thiệt hại đầu tiên, đáng buồn thay, lại là những nước kém khả năng ứng phó nhất.
 
Và trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 6, có đến 16 tỉnh của Philippines bị liệt vào các vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo