xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử

Gia Minh (Theo DW)

(NLĐO) – Khó tưởng tượng nổi chim hoàng yến bé nhỏ đang treo mình dọc biên giới Nam– Bắc Triều Tiên, đến cá heo hải quân bảo vệ cảng, rồi chuột rà mìn, v.v...Động vật đang thực sự thay thế vai trò người lính.

Tổng thống Donald Trump gần đây ca ngợi một chú chó nghiệp vụ vì vai trò của nó trong cuộc đột kích tiêu diệt thủ lĩnh tối cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. 

Vai trò nổi tiếng của chó trong quân đội các nước chắc không còn lạ nữa. Tuy nhiên, nhiều loài động vật khác như chim hoàng yến, hải cẩu, đại bàng... đang ngày càng có có vai trò đặc biệt trong các lực lượng an ninh.

Chó còn được các nhân viên thực thi pháp luật và hải quan sử dụng. Họ huấn luyện chúng để phát hiện ma túy, chất nổ.

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử - Ảnh 1.

Một con chó đang làm nhiệm vụ. Ảnh: W. Rothermal

Không chỉ vậy, cơ quan an ninh cũng tranh thủ sự hỗ trợ từ các động vật khác.Ví dụ, cảnh sát Hà Lan huấn luyện và sử dụng đại bàng để “chiến đấu” với máy bay không người lái của đối phương. 

Khi nhận ra một máy bay không người lái đang ở quá gần với nhà máy điện hạt nhân hoặc các vị trí quan trọng, những con chim đại bàng có thể xung trận hạ gục chúng và mang “nộp” cho đơn vị quản lý.

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử - Ảnh 2.

Con đại bàng đang chuẩn bị hạ gục máy bay không người lái. Ảnh: K. van Weel

Cũng có những loài chim nhỏ bé nhưng anh dũng khác như chim hoàng yến. Chúng không thể săn lùng những kẻ khủng bố, đánh hơi chất nổ hoặc hạ gục máy bay không người lái nguy hiểm. Tuy nhiên,  chúng đã được triển khai đội hình dọc theo biên giới giữa Bắc và Nam Triều Tiên.

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử - Ảnh 3.

Chim hoàng yến bé nhỏ thay thế con người nhận lãnh khí độc đầu tiên nếu có.. Ảnh: OKAPLA.KG

Do Hàn Quốc lo ngại Triều Tiên có thể tấn công bằng khí độc nên  họ đã thiết lập các lồng chim hoàng yến dọc biên giới. Nếu những con chim này chết, người Hàn Quốc biết rằng đã đến lúc phải sử dụng mặt nạ phòng độc. Tại sao? Bởi vì chim hoàng yến rất bé nên chúng dễ bị ảnh hưởng bởi lượng khí độc dù rất nhỏ.

Hoàng yến được gọi là “anh hùng bi thương” trong vai trò giúp việc.

Động vật đầu tiên bay vào không gian là Laika, một con chó nhỏ của Liên Xô. Đó là ngày 3-11-1957, Liên Xô muốn thể hiện sức mạnh không gian của mình. Tuy nhiên, Laika đã trả giá bằng cả cuộc đời. Người ta tin rằng nó đã chết vì căng thẳng và quá nóng.

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử - Ảnh 4.

Chú chó Laika được cho là chết vì nóng và căng thẳng khi được đưa vào không gian. Ảnh: Photoshot

Trong khi đó, chim bồ câu được triển khai để gửi tin nhắn được viết trên những mảnh giấy mà chúng mang theo. Trong Thế chiến I, chúng cũng được sử dụng để chụp ảnh các vị trí của quân địch.

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử - Ảnh 5.

Chim bồ câu được dùng để chụp ảnh vị trí quân địch trong thế chiến I. Ảnh: DW

Giống như chó, chuột cũng có khứu giác nhạy bén và vì chúng nhỏ hơn chó rất nhiều nên khó bị phát hiện. Chúng được sử dụng ở một số nơi trên thế giới để phát hiện ra mìn và một số ít trường hợp nó có thể vô tình làm mìn nổ.

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử - Ảnh 6.

Chuột được dùng phát hiện mìn ở nhiều quốc gia. Ảnh: Agency International

Có một loài động vật hoàn hảo để tìm kiếm các thủy lôi, vũ khí, đạn dược dưới nước: Cá heo. 

Con cá heo K-Dog  trong ảnh dưới đây được gắn một camera trên vây ngực được Mỹ sử dụng trong chiến tranh lạnh. Trong cuộc chiến này, cả hải quân Mỹ và Liên Xô đều sử dụng cá heo trong các hoạt động quân sự trên biển của họ. Tuy nhiên, sau này Nga tuyên bố loại bỏ việc sử dụng cá heo, Mỹ vẫn tiếp tục.

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử - Ảnh 7.

Cá heo K-Dog có gắn camera. Ảnh: B. Aho

Ngoài cá heo, Hải quân Mỹ cũng sử dụng hải cẩu để phát hiện thủy lôi, vũ khí,  như được thấy trong một cuộc tập trận ở Bahrain. Bên cạnh vũ khí, đạn dược, hải cẩu và cá heo cũng có thể phát hiện ra tàu ngầm và bảo vệ tàu và cảng. Người ta đồn rằng cá heo cũng có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công. Ví dụ, bằng cách gắn mìn vào nó để áp sát tàu địch.

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử - Ảnh 8.

HẢi cẩu đang tham gia tập trận với Hải quân Mỹ. Ảnh: Kathleen Gorby

Cuối cùng là một “cựu quân nhân và cảnh sát”: con ngựa. Ngựa được sử dụng cho mục đích quân sự và tuần tra trong nhiều thiên niên kỷ. 

Trong thời trung cổ, ngựa là phương tiện di chuyển của các hiệp sĩ; ngày nay chúng giúp các sĩ quan cảnh sát giữ an ninh trật tự ở London.

Từ hoàng yến bi thương, đại bàng sát thủ đến cá heo cảm tử - Ảnh 9.

Ngựa chiến binh tập trận. Ảnh: CBS News

Điều gì làm cho động vật "đắt giá" như vậy trong các lực lượng an ninh quân sự? Vâng tất nhiên đó là vì chúng cần cù làm việc theo đúng nghĩa "thân trâu ngựa”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo