xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự lực cánh sinh

Mỹ Nhung

Một ủy ban cấp chính phủ đang thúc giục Nhật Bản cho phép quân đội chủ động hơn. Bề ngoài, Tokyo muốn tăng cường vị thế song sâu xa bên trong, theo giới phân tích, nước này luôn canh cánh nỗi lo bị Mỹ bỏ rơi.

Bao gồm 14 thành viên và do cựu Đại sứ Nhật tại Mỹ Shunji Yanai đứng đầu, hôm 4-2, ủy ban này bàn thảo biện pháp cho phép quân đội hỗ trợ đồng minh bị tấn công cũng như mở đường cho Nhật xuất khẩu vũ khí.

Báo cáo cuối cùng dự kiến được đệ trình sau tháng 4 năm nay và sẽ là bước đi quan trọng trong kế hoạch thay đổi bản hiến pháp hòa bình - vốn không cho Nhật sở hữu vũ khí tấn công cũng như chỉ dừng lại ở vai trò tham gia không chiến đấu trong các chiến dịch quốc tế.

Thủ tướng Shinzo Abe và những người ủng hộ cho rằng chính sách này không còn phù hợp với những thách thức an ninh khu vực hiện tại. Họ nói tàu chiến Mỹ có thể bị tấn công gần Nhật và binh lính nước này cũng cần hỗ trợ đồng minh trong các nhiệm vụ quốc tế.

 

Liên minh quân sự Mỹ - Nhật đã tồn tại hơn 60 năm nhưng vẫn chưa đủ để trấn an TokyoẢnh: REUTERS

Liên minh quân sự Mỹ - Nhật đã tồn tại hơn 60 năm

nhưng vẫn chưa đủ để trấn an TokyoẢnh: REUTERS

 

Từ khi quay lại nắm quyền hơn 1 năm trước, ông Abe thường xuyên công khai ý muốn Nhật Bản nắm vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Mới đây, nước này ký thỏa thuận quốc phòng với nhiều quốc gia, gồm cả Anh và Úc, cũng như sốt sắng thắt chặt quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Nga. Thậm chí, Nhật Bản còn bắt đầu nghiên cứu năng lực tấn công phủ đầu.

Ngoài mặt là vậy nhưng trong hậu trường, theo phỏng vấn của Reuters với các cố vấn của ông Abe, chính trị gia và chuyên gia an ninh, Tokyo lo ngại sẽ có ngày Mỹ không thể hoặc không muốn bảo vệ Nhật. Mối lo này có cơ sở khi Trung Quốc duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng ở mức 2 con số nhiều năm liền trong khi hình bóng Mỹ ở khu vực lu mờ dần.

Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper ngày 4-2 cảnh báo việc Trung Quốc hung hăng tranh giành biển đảo là nguy cơ lớn ở Đông Á. Trong khi đó, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết Trung Quốc vẫn điều máy bay ra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 5-2 kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn Trung Quốc bành trướng trên biển Đông. Những diễn biến trên cho thấy cả Mỹ lẫn một số nước trong khu vực cũng trông đợi ở Nhật một sự can thiệp nhiều hơn.

“Mỹ đang phải đối phó với nhiều vấn đề quốc nội và khủng hoảng Trung Đông. Ông Abe ủng hộ Mỹ song cũng chủ trương để Nhật Bản tự chủ hơn” - ông Michael Green, Chủ tịch Ban Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Chiến lược và Quốc tế Washington, nhận xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo