xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tủi nhục phận nữ ở Ấn Độ (*): Gian nan mưu sinh

NGÔ SINH

Gần 81% phụ nữ Ấn Độ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học cảm thấy bị thành kiến về giới tính trong đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động ở Ấn Độ thuộc hàng thấp nhất thế giới. Tệ hơn nữa, phần đóng góp của phụ nữ đang làm việc ở Ấn Độ lại sụt giảm. Điều này khiến dư luận càng thêm quan ngại vì thu nhập cao từ lao động chính là nhân tố cơ bản thúc đẩy giảm nghèo.

Không làm việc

Phụ nữ Ấn Độ ngày nay được học hành nhiều hơn bao giờ hết. Thế nhưng, những số liệu thống kê mới nhất cho thấy các đại diện phái nữ đang làm việc lại ít đi. Có ý kiến cho rằng vấn đề nằm ở chỗ tỉ lệ tăng trưởng việc làm không tương xứng với mức tăng trưởng thu nhập. Song, theo website The Conversation, đó không phải là nguyên nhân bởi tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới ở Ấn Độ không hề sụt giảm.


Ấn Độ hiện là một trong những quốc gia có tỉ lệ nữ giới tham gia lao động thấp nhất thế giới. Ảnh: Hindustan Times

Ấn Độ hiện là một trong những quốc gia có tỉ lệ nữ giới tham gia lao động thấp nhất thế giới. Ảnh: Hindustan Times

Một số khác nhận định nam giới không bị ảnh hưởng vì cuộc khủng hoảng việc làm do họ vẫn còn được xã hội Ấn Độ xem là những người nuôi sống gia đình cơ bản. Bất cứ khi nào có công việc, nam giới vẫn được ưu tiên tuyển dụng trong lúc phụ nữ có sự lựa chọn khác là... lấy chồng và làm việc nhà.

Người ta thường biện luận rằng sự tham gia lao động của phái nữ giảm là do thu nhập tăng khiến nhiều phụ nữ nông thôn ngồi ở nhà. Tuy nhiên, chứng cứ cho thấy khi công việc nhà nông gãy đổ sau năm 2005, những việc làm khác thích hợp cho nữ giới đã không thể thay thế được.

Ở các khu vực nông thôn, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phái nữ từ 15 tuổi trở lên đã giảm từ 49% năm 2005 xuống còn 36% năm 2012, đa phần do sự khan hiếm việc làm thích hợp ở tầm mức địa phương.

Theo báo Indian Express, thực tế, thu nhập từ lao động tăng lên là sức mạnh chính thúc đẩy giảm nghèo đáng kể ở Ấn Độ. Thành quả này đạt được một phần xuất phát từ sự chuyển dịch dân số - thực trạng có tác dụng làm tăng phần đóng góp của các thành viên đi làm ở những gia đình trung bình.

Thế nhưng, sự tham gia của nữ giới vào lực lượng lao động lại theo chiều hướng ngược lại. Hậu quả, Ấn Độ hiện là một trong những nước có tỉ lệ nữ giới tham gia lao động thấp nhất thế giới, đứng thứ 120/131 quốc gia được khảo sát. Thậm chí, trong số các nước có mức thu nhập tương đương, Ấn Độ được xếp cuối bảng - cùng với Yemen, Pakistan và Ai Cập.

Thành kiến giới tính

Gần đây, có ý kiến cho rằng nguyên nhân của xu hướng đáng lo nêu trên là phụ nữ Ấn Độ thiếu cơ hội làm việc thích hợp. Ở một xã hội như Ấn Độ, nơi phụ nữ gánh chịu nhiều trách nhiệm đối với các việc vặt trong nhà và chăm sóc con cái, công việc bên ngoài có thể chấp nhận được nếu trong môi trường an toàn và cho phép họ linh động thực hiện nhiều phận sự.

Thực ra, 3/4 phụ nữ Ấn Độ muốn làm việc nếu đó là những việc làm thuận lợi bán thời gian có thù lao. Từ đó, sự tham gia lực lượng lao động của nữ giới phụ thuộc vào những việc làm thích hợp - như nghề nông, do linh động và gần nhà. Tuy nhiên, số việc làm nông nghiệp đang giảm sút nhưng Ấn Độ không có cơ hội việc làm khác tương xứng.

Trong khi đó, theo công trình nghiên cứu của Tổ chức Khảo sát lực lượng lao động toàn cầu Kelly (KGWI), gần 81% phụ nữ Ấn Độ làm việc trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) cảm thấy họ bị thành kiến về giới tính trong đánh giá mức độ hoàn thành công việc.

“Phụ nữ hoạt động trong các ngành STEM có nhiều tham vọng nhưng thành kiến về giới tính và thái độ hằn học tại nơi làm việc khiến họ cảm thấy bị cản trở và bị hối thúc quyết định bỏ việc sớm” - KGWI xác nhận.

Phụ nữ Ấn Độ còn có xu hướng bỏ việc ở các giai đoạn then chốt trong cuộc đời, nhất là những năm tháng mang thai, sinh con và chăm sóc con nhỏ. Do vậy, ít người được giao phó vai trò quản lý hàng đầu.

Theo các nhà nghiên cứu, tác nhân đáng kể nhất ở đây là phụ nữ phải vất vả cân bằng giữa công việc và gia đình trong nền văn hóa mà cả nam lẫn nữ đều cho rằng chăm sóc gia đình và nhà cửa chủ yếu là bổn phận của nữ giới.

Do đó, có đến 46% nữ sinh viên học các ngành STEM nhưng không bao nhiêu người tiếp tục theo đuổi sự nghiệp. “41% phụ nữ ở các công ty công nghệ bỏ việc sau 10 năm tích lũy kinh nghiệm. Đó là một thực trạng rất đáng lo ngại” - ông Kamal Karanth, Giám đốc điều hành Tập đoàn Thuê ngoài và Tư vấn Kelly, nhận định.

Tình trạng bất bình đẳng giữa 2 phái hiển hiện ở các công ty thương nghiệp công khi 12% số doanh nghiệp này không thực hiện chỉ thị có ít nhất 1 phụ nữ đại diện trong hội đồng quản trị.

Kết quả một cuộc nghiên cứu còn cho thấy 76% người tin chắc rằng phái nam có ưu thế bẩm sinh về toán và khoa học; 66% nhận thấy nữ giới sẽ không bao giờ có thể leo lên được những vị trí hàng đầu dù họ thể hiện khả năng.

Kỳ tới: Công lý xa vời

Khoảng cách về lương

Về mặt thống kê, hầu hết các cá nhân ở Ấn Độ đều tin rằng công ty/đất nước họ không có tình trạng phân biệt đối xử về giới tính trong việc trả lương. Thế nhưng, điều đó khác xa sự thật - theo website Entrepreneur. Cụ thể, Ấn Độ xếp thứ 6 về chế độ lương có khoảng cách giữa 2 phái tính. Theo đó, khoảng cách này ở mức cao nhất đối với nhóm tuổi 50-60, chiếm tỉ lệ 157% và mức thấp nhất ở nhóm tuổi 20-30 với tỉ lệ 38%. Điều đáng ngạc nhiên là khi trình độ học vấn của phụ nữ Ấn Độ tăng, khoảng cách về lương liên quan đến giới tính cũng tăng.

Dữ liệu trên cho thấy tình trạng phân biệt giới tính đã ăn sâu trong văn hóa làm việc ở Ấn Độ và các thế hệ lớn tuổi còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo