xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Covid-19: U ám bức tranh kinh tế thế giới

HẢI NGỌC

Những quốc gia giàu có không chỉ phải tăng tốc tiêm chủng Covid-19 tại nước mình mà còn phải hỗ trợ các nước nghèo để giảm thiểu số biến thể virus

Ước tính có thêm khoảng 90.000 người sẽ tử vong vì Covid-19 ở Mỹ trong vòng 4 tuần nữa, tức từ con số 425.000 ca tử vong hiện nay tăng lên mức 479.000 - 524.000 ca trước ngày 20-2. Đó là dự báo đáng sợ mà chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra ngày 27-1 (giờ địa phương).

Trong khi đó, theo hãng tin AP, láng giềng của Mỹ là Mexico vừa ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày vào ngày 27-1, với 27.944 ca và 1.623 ca tử vong. Tính trên toàn cầu, số bệnh nhân tử vong vì Covid-19 trong một ngày (ngày 27-1) đã vượt mốc 18.000, còn tổng số ca tử vong vào khoảng 2,2 triệu và tổng ca nhiễm là gần 102 triệu.

Đặc biệt đáng lo ngại, Tổ chức Y tế thế giới cùng ngày thông báo các biến thể mới của SARS-CoV-2 (virus gây bệnh Covid-19) đang lây lan rất nhanh. Tính đến ngày 25-1, biến thể được phát hiện đầu tiên tại Anh đã lan ra 70 nước ở mọi vùng thế giới, biến thể Nam Phi có mặt ở 31 quốc gia và biến thể Brazil hiện có ở 8 quốc gia. Theo nhiều nhà khoa học, tất cả biến thể nói trên đều có nguy cơ lây lan dễ dàng hơn, kể cả làm tái nhiễm cao hơn và gây chết người nhiều hơn.

Covid-19: U ám bức tranh kinh tế thế giới - Ảnh 1.

Binh lính Lebanon canh gác gần tòa nhà chính phủ Serail trong cuộc biểu tình chống phong tỏa cũng như kinh tế xuống dốc ở Tripoli - Lebanon hôm 26-1 Ảnh: REUTERS

Các biến thể mới đặt ra 2 nguy cơ, theo báo Wall Street Journal (Mỹ). Thứ nhất là tăng nguy cơ lây nhiễm, khiến các biện pháp hạn chế bị thắt chặt, từ đó đẩy các nền kinh tế rơi trở lại suy thoái.

GDP của Mỹ, nền kinh tế số một thế giới, được dự báo giảm tối đa 3,6% trong năm 2020. Theo Reuters, với Mỹ, đây là kết quả tệ nhất kể từ năm 1946 và là lần đầu tiên GDP thường niên bị giảm kể từ cuộc suy thoái năm 2007-2009. Tương tự, GDP của Anh giảm 10% vào năm ngoái cho dù chính phủ nước này đã bơm gần 300 tỉ bảng cứu trợ khẩn cấp nền kinh tế.

Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19 ở châu Âu, nước Anh bị phong tỏa toàn quốc lần thứ 3 kể từ ngày 5-1 và sẽ kéo dài thêm ít nhất 6 tuần nữa, theo thông báo của Thủ tướng Boris Johnson.

Nhiều chính phủ khác cũng nhanh chóng thắt chặt các biện pháp hạn chế, như Bồ Đào Nha dừng mọi chuyến bay với Brazil, Israel đóng cửa biên giới với Ai Cập và Jordan… Trong lúc Pháp cân nhắc phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, khiến Liên hoan Phim Cannes danh tiếng bị hoãn tới tháng 7 thì Hồng Kông (Trung Quốc) áp dụng chiến thuật "phong tỏa phục kích", tức đột ngột phong tỏa và xét nghiệm toàn bộ cư dân trong một khu vực đang có số ca lây nhiễm gia tăng.

Nguy cơ thứ hai là sự xuất hiện của một biến thể mới, có khả năng kháng lại sự miễn dịch được tạo ra bởi các vắc-xin hiện có cũng như bởi kháng thể sinh ra từ những lần mắc bệnh trước. Kịch bản này hoàn toàn khả dĩ với quy mô và tốc độ lây lan hiện nay và nếu vậy, vòng luẩn quẩn phong tỏa lẫn nghiên cứu loại vắc-xin mới sẽ tái diễn, theo Wall Street Journal.

"Có thể mất 4-5 năm nữa đại dịch mới thực sự kết thúc và chúng ta mới có thể bắt đầu cuộc sống bình thường hậu Covid-19" - ông Lawrence Wong, bộ trưởng giáo dục kiêm đồng chỉ huy lực lượng chống Covid-19 của chính phủ Singapore, nhận định.

Đó cũng là lý do khiến nhân loại phải hành động trên quy mô toàn cầu chứ không chỉ mang tính địa phương, theo nhà khoa học Alessandro Vespignani của Trường ĐH Đông Bắc (Mỹ). Ông nói: "Chiến dịch vắc-xin có thể được triển khai hoàn hảo ở Mỹ và châu Âu nhưng nếu chúng ta để virus phát triển ngoài tầm kiểm soát ở những nơi khác, có thể xuất hiện loại biến thể đánh bại hệ miễn dịch của chúng ta".

Chính vì vậy, những nước giàu có không chỉ tăng tốc tiêm chủng tại nước mình mà còn phải hỗ trợ các nước nghèo để giảm thiểu số biến thể virus. Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hầu hết nước phát triển và một số nước đang phát triển sẽ tiếp cận được vắc-xin Covid-19 vào mùa hè này nhưng phần còn lại của thế giới phải đợi đến nửa sau năm 2022. 

Căng thẳng vì vắc-xin

Trong bối cảnh vắc-xin được xem là cơ hội thực sự duy nhất để trở lại trạng thái bình thường, cuộc đua tranh giành nguồn cung khan hiếm diễn ra ngày một khốc liệt, làm gia tăng lo ngại về "chủ nghĩa dân tộc vắc-xin".

Khối Liên minh châu Âu (EU) đang căng thẳng với AstraZeneca, sau khi hãng dược đến từ Anh thông báo chỉ có thể cung cấp 25% lượng vắc-xin đã cam kết trước đó cho EU trong quý I/2020. EU đã yêu cầu AstraZeneca bàn giao sản phẩm từ các nhà máy của họ ở Anh, làm tăng nguy cơ xung đột giữa khối này với Anh thời hậu Brexit (Anh rời EU) khi không bên nào chịu nhường bên nào.

Kế hoạch tiêm chủng của châu Âu đang gặp trục trặc bởi nhiều nước bị thiếu vắc-xin do các công ty Pfizer (Mỹ) cùng đối tác BioNTech (Đức) và công ty Moderna (Mỹ) chậm giao hàng. Giám đốc điều hành Pfizer ở Ý, ông Paivi Kerkola, vừa lên tiếng cam đoan sẽ nối lại bàn giao vắc-xin cho Ý trong tuần này theo các thỏa thuận đã đạt được với Ủy ban châu Âu (EC). Hai ngày trước đó, tức 26-1, Ý yêu cầu EC hành động với cáo buộc Pfizer "không tôn trọng cam kết" giao đúng số lượng vắc-xin.

Tại Nhật Bản, trước nỗi lo thiếu nguồn cung vắc-xin gia tăng, Chánh văn phòng Nội các Katsunobu Kato hôm 28-1 thông báo AstraZeneca sẽ sản xuất 90 triệu liều vắc-xin ngay tại nước ông. Điều này đồng nghĩa Nhật Bản chỉ phải nhập khẩu 30 triệu liều còn lại trong thỏa thuận mua 120 triệu liều của AstraZeneca.

Cùng ngày 28-1, Hàn Quốc thông báo đã huy động 57 đơn vị quân sự cũng như lực lượng cứu hỏa, cảnh sát để hỗ trợ vận chuyển vắc-xin. Theo Reuters, Hàn Quốc đã đặt mua 106 triệu liều, đủ tiêm cho 56 triệu người - hơn 4 triệu người so với dân số của họ. Trong khi đó, Philippines đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin của AstraZeneca, sau khi 2 phía đạt thỏa thuận cung cấp 17 triệu liều, với lô đầu tiên dự kiến được giao vào tháng 5 tới.

Cao Lực

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo