Nổi bật không kém là bệnh tâm thần. Các cuộc khảo sát chỉ ra rằng đa số người dân tin rằng bệnh tâm thần có liên quan trực tiếp đến bạo lực.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy hầu hết cá nhân bị bệnh tâm thần không thể hiện hành vi bạo lực. Những người này mắc những triệu chứng khiến bản thân khó chịu từ bên trong, thay vì muốn đẩy tình trạng đó sang người khác. Chỉ có 3%-5% các vụ bạo lực do người mắc bệnh tâm thần gây ra.
Thực tế, những người mắc bệnh tâm thần thực sự bị xem là dễ tổn thương. Vì thế, họ dễ trở thành nạn nhân của hành động bạo lực hoặc dễ tử vong trong các vụ giết người hơn những người không mắc bệnh tâm thần. Có nhiều loại bệnh tâm thần khác nhau nhưng hận thù, chủ nghĩa khủng bố không phải là bệnh tâm thần. Đổ lỗi cho bệnh tâm thần gây ra bạo lực là điều nguy hiểm.
Stephen Paddock, kẻ gây ra vụ xả súng ở Las Vegas Ảnh: TWITTER
Phần lớn chúng ta không thoải mái với bệnh tâm thần bởi không hiểu biết thấu đáo tại sao những triệu chứng này xảy ra. Người mắc bệnh tâm thần còn bị gia đình, bạn bè và cộng đồng kỳ thị, càng khiến họ trở nên khó hiểu, dẫn đến điều trị không đúng cách.
Sẽ là sơ suất nếu không thừa nhận một số người xả súng bị xác định mắc bệnh tâm thần nặng. Với tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh tâm thần ở Mỹ là gần 20%, điều này không có gì đáng ngạc nhiên.
Những bi kịch như ở Las Vegas tạo cơ hội cho chúng ta bắt đầu hoặc tiếp tục những cuộc đối thoại quan trọng dựa trên sự giáo dục, chứ không phải duy trì thù hận và phân biệt đối xử. Không phải mọi kẻ thảm sát đều bị bệnh tâm thần. Không phải ai mắc bệnh tâm thần cũng bạo lực.
Bình luận (0)