Thế nhưng, quân đội Mỹ hiện tại không có khả năng phòng thủ chống lại vũ khí nêu trên - tạp chí Forbes nhấn mạnh.
Tình báo Mỹ dự kiến tên lửa này, được gọi là Zircon, sẽ được triển khai trên các tàu chiến Nga trong tương lai gần.
Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga có thể đạt tốc độ gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Ảnh: NEXT BIG FUTURE
Trong khi đó, Nga lại đang thử nghiệm vũ khí siêu thanh thứ hai, với tốc độ vượt quá 1.600 m/giây, dự kiến sẽ mang đầu đạn hạt nhân đến các khoảng cách liên lục địa.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến hành cuộc nghiên cứu tương tự và đã thử nghiệm hệ thống vũ khí siêu thanh hồi năm ngoái.
Vì vậy, vũ khí siêu thanh đang nhanh chóng biến thành mối đe dọa quân sự lớn nhất đối với nước Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Không khó để nhận thấy điều gì làm cho vũ khí siêu thanh trở nên đáng lo ngại. Ngoài tốc độ cao - gấp 5 lần tốc độ âm thanh hoặc lớn hơn, chúng hoạt động gần như hoàn toàn trong bầu khí quyển. Không giống như quỹ đạo parabol của tên lửa đạn đạo, đường bay và mục tiêu của chúng không thể dự đoán được.
Chưa hết, lớp plasma siêu nóng bao quanh một tên lửa di chuyển với tốc độ hơn 1.600 km/giây trong bầu khí quyển có xu hướng hấp thụ sóng vô tuyến, vì vậy vũ khí này có thể trở nên vô hình trước radar.
Tên lửa đạn đạo tầm xa đạt tốc độ thậm chí cao hơn vũ khí siêu thanh nhưng đường bay đạn đạo dễ phân tích và dự đoán hơn. Ảnh: USAF
Ông Michael Griffin, chuyên gia công nghệ hàng đầu của Lầu Năm Góc, cho rằng Mỹ sẽ không triển khai hệ thống phòng thủ đối phó với vũ khí siêu thanh trước giữa những năm 2020.
Trong khi đến lúc đó, vũ khí siêu thanh đã có thể hiện diện ở khắp mọi chiến trường hiện đại.
Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh đối hạm. Ảnh: TASS
Mối lo ngại về các cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh đã tăng nhanh đến mức Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Lầu Năm Góc cho biết cuộc nghiên cứu chống vũ khí siêu thanh hiện là ưu tiên lớn nhất của cơ quan này vào năm 2020.
Yêu cầu kinh phí thực tế cho năm 2020 trước đây là 157 triệu USD nhưng bây giờ, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa cho biết họ muốn có thêm 719 triệu USD để tài trợ cho các dự án nhằm nâng cấp hệ thống phòng thủ hiện có và phát triển thêm các phương tiện đối phó trong tương lai.
Ông Tom Kennedy, Giám đốc điều hành Công ty Raytheon - nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ, nhận định thị trường phòng thủ chống lại cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh có vẻ lớn hơn thị trường vũ khí siêu thanh tấn công, bởi vì nó đòi hỏi phải đổi mới trên toàn bộ "chuỗi tiêu diệt" từ phát hiện ban đầu đến đánh chặn.
Bình luận (0)