Hiện trường vụ rơi máy bay. Ảnh: Reuters
Bà Hersman khẳng định: “Họ (các phi công) đạt tốc độ 137 knot/giờ và dùng bộ điều chỉnh tự động để duy trì tốc độ. Ở độ cao 60,9m, phi công mới nhận ra bộ điều chỉnh tự động
Một phát thanh viên truyền hình của đài Channel A (Hàn Quốc) khiến dư luận bức xúc vì một câu vô duyên khi đưa tin về vụ tai nạn: “...may mắn thay, hai nạn nhân thiệt mạng là người Trung Quốc chứ không phải người Hàn Quốc”, Đài Channel A đã phải lên tiếng xin lỗi người dân Trung Quốc sau vụ việc này. |
Bà Hersman còn cho biết thêm rằng 7 giây trước khi máy bay rơi, phi công nhận ra cần phải tăng tốc. 3 giây sau đó, thiết bị cảnh báo phi công về khả năng máy bay rơi kích hoạt.
Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của 2 người Trung Quốc và làm bị thương hơn 180 người, trong đó có những trường hợp chấn thương cột sống.
Trong khi cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa ngã ngũ thì xuất hiện một bức ảnh từ hiện trường vụ tai nạn cho thấy cảnh tượng nhiều hành khách tay xách nách mang hành lý di tản khỏi đống đổ nát. Bức hình làm dấy lên nhiều bình luận trên các mạng xã hội cho rằng nhiều hành khách trên chuyến bay không tôn trọng nguyên tắc an toàn là bỏ lại hành lý khi máy bay gặp nạn.
Đáng chú ý, có một phụ nữ khệ nệ xách theo cả chiếc va li lớn màu đen giữa lúc nước sôi lửa bỏng. Ai đó có thể nói rằng người phụ nữ này và nhiều hành khách trên chuyến bay có vẻ bình tĩnh mới có thể nghĩ tới việc cứu cả hành lý – không giống tâm lý của nhiều người gặp tai nạn máy bay khác. Tuy nhiên, xét theo nguyên tắc để đảm bảo an toàn thì hành động này rất nguy hiểm. Rất may, hậu quả nghiêm trọng không xảy ra.
Hành khách không tôn trọng quy định an toàn? Ảnh: CNN
Hiện chưa có ai xác nhận hành khách gây tâm điểm chú ý trong bức ảnh nói trên là người Trung Quốc, song trên các trang mạng xã hội của quốc gia có số hành khách chiếm phân nửa trên chuyến bay định mệnh này, đã dấy lên một làn sóng tranh cãi không nhỏ về hành động mà họ cho là của những người đồng hương của mình. Nhiều tín đồ mạng xã hội Weibo lớn nhất của Trung Quốc tỏ ra thất vọng.
"Tôi đã rất thất vọng khi thấy những hành khách coi trọng đống hành lý cá nhân hơn là tính mạng của những người khác", MeganZhong, một người dùng Weibo, nói.
"Người nước ngoài (đặc biệt là dân Mỹ) không thể hiểu tại sao ở Trung Quốc, mạng người bị coi nhẹ hơn tiền bạc và cái lối suy nghĩ này lại đang bám rễ trong tư tưởng của người dân Trung Quốc", người dùng có tên Victory of Xiangzi viết trên trang cá nhân.
Bình luận (0)