xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Vùng biển chết" bí ẩn xâm lấn vào Đông Nam Á

Bảo Hạnh (theo News.com.au)

(NLĐO) - Một "vùng biển chết" rộng lớn, bí ẩn vừa được phát hiện tại Ấn Độ Dương, phía Tây Bắc nước Úc.

Vùng biển này rộng khoảng 60.000 km vuông, hoàn toàn không có oxy và sự sống. Trước đây, những khu vực tương tự từng được phát hiện ngoài khơi Bắc và Nam Mỹ, Tây Phi và Biển Ả Rập.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên "vùng biển chết" xâm lấn vào khu vực Đông Nam Á.

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Geoscience tiết lộ một "vùng biển chết" mới nói trên có vẻ như đang hình thành ở Vịnh Bengal, trong khu vực có độ sâu từ 100 đến 400 m.


Những vùng biển thiếu khí oxi cùng sự xuất hiện dày đặc của các vi khuẩn hấp thụ nitơ có thể ảnh hưởng đế các sinh vật biển. Ảnh: Lino Fusco

Những vùng biển thiếu khí oxi cùng sự xuất hiện dày đặc của các vi khuẩn hấp thụ nitơ có thể ảnh hưởng đế các sinh vật biển. Ảnh: Lino Fusco

Những khu vực chết này thường gắn liền với tình trạng thiếu oxy và là nơi tập trung nhiều con vi khuẩn làm nước mất đi dưỡng chất nitơ quan trọng.

Trong trường hợp Vịnh Bengal, tình trạng thiếu hụt chất nitơ vẫn chưa được phát hiện. Trong khi đó, lượng khí oxy tại đây đang ở mức độ thấp hơn 10.000 lần so với các vùng nước thông thường. Ngoài việc không đủ để hỗ trợ sự sống, tình trạng này còn gây trở ngại cho các vi khuẩn hấp thụ khí nitơ.

"Tình hình ở Vịnh Bengal khá kỳ cục khi các vi khuẩn sẵn sàng "tước đoạt" nhiều khí nitơ hơn mức bình thường nhưng lượng khí oxy ít ỏi lại ngăn cản chúng làm điều đó" - tác giả chính của công trình nghiên cứu, TS Laura Bristow của Viện Max Planck, nói.


Một số vùng biển chết tồn tại trong các xoáy nước sâu (eddy) ngoài khơi châu Phi. Ảnh: NASA

Một số "vùng biển chết" tồn tại trong các xoáy nước sâu (eddy) ngoài khơi châu Phi. Ảnh: NASA

Một khi lượng oxy cuối cùng bốc hơi hết, Vịnh Bengal có thể trở thành "nhân tố chính" trong việc tước khí nitơ khỏi các đại dương trên thế giới. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái cân bằng về mức độ dinh dưỡng vùng biển và cả mật độ sinh vật biển.

Nhiều người lo sợ số lượng phân bón đổ vào Vịnh Bengal ngày càng tăng từ các khu vực đông dân cư có thể dẫn đến tình trạng lượng khí oxy cuối cùng bị hấp thụ.

"Thời gian sẽ trả lời nhưng Vịnh Bengal hiện đang là "điểm bùng phát". Hiện tại, chúng ta cần các mô hình để giải thích về việc làm thế nào các hoạt động của con người lại ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn nitơ ở Vịnh Bengal cũng như trên toàn thế giới" - TS Bristow nói thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo