xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xoay xở tìm vắc-xin Covid-19 (*): "Đánh" trên mọi mặt trận!

CAO LỰC

Đại dịch Covid-19 mang đến những thách thức chưa từng có và chỉ có thể vượt qua bằng cách hợp tác trên nhiều mặt trận

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 4 thông báo kế hoạch chia sẻ hàng triệu liều vắc-xin Covid-19 với thế giới, thời điểm là đến cuối tháng 6. Năm tuần sau, các nước vẫn chờ đợi, với sự thiếu kiên nhẫn gia tăng, để xem vắc-xin sẽ đến đâu và phân phối như thế nào.

Tự thân vận động

Theo AP, chính quyền Tổng thống Biden đang cân nhắc chia sẻ phần lớn vắc-xin thông qua COVAX (cơ chế tiếp cận vắc-xin Covid-19 toàn cầu). Bà Samantha Power, quản trị viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), tuần rồi khẳng định trước Ủy ban Phân bổ Thượng viện (SAC) rằng Mỹ nhiều khả năng cung cấp 75% lượng vắc-xin dư thừa cho COVAX và 25% còn lại sẽ được dự trữ để chuyển trực tiếp cho các quốc gia mà họ chọn lựa. Dù vậy, giới chức Mỹ nhấn mạnh ông chủ Nhà Trắng chưa ra quyết định cuối cùng và mọi thứ vẫn có thể thay đổi.

Trong khi đó, người đại diện của Đài Loan (Trung Quốc) tại Mỹ, bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi Khim), vào tháng rồi cho biết bà đang tiến hành các cuộc thảo luận với giới chức Mỹ để bảo đảm Đài Loan được chia phần. Bà Tiêu nói thêm mặc dù bảo đảm nguồn cung vắc-xin là trách nhiệm của cơ quan y tế Đài Loan nhưng nhiệm vụ của bà là đàm phán với Mỹ để đẩy nhanh những yêu cầu như trên.

Xoay xở tìm vắc-xin Covid-19 (*): Đánh trên mọi mặt trận! - Ảnh 1.

Tính đến ngày 21-5, Malaysia đã nhận được tổng cộng 828.000 liều vắc-xin Covid-19 thông qua cơ chế COVAX. Ảnh: WHO

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hy vọng vắc-xin sản xuất nội địa sẽ được phân phối trước thời điểm cuối tháng 7 và hiện vắc-xin nhập khẩu đang trên đường đến Đài Loan. "Những loại vắc-xin được chúng tôi mua thông qua nhiều kênh khác nhau cuối cùng rồi cũng sẽ đến Đài Loan. Mọi người xin đừng lo lắng" - bà Thái nói.

Vùng lãnh thổ này đã đặt mua 20 triệu liều vắc-xin Covid-19 của các công ty AstraZeneca (Anh) và Moderna (Mỹ). Đài Loan dự kiến được bàn giao thêm hơn 1 triệu liều AstraZeneca thông qua COVAX. Theo đài CNBC, Đài Loan cũng đã điều phái đoàn ngoại giao đến Đức để đàm phán với Công ty BioNTech, sau khi thỏa thuận mua 5 triệu liều vắc-xin Pfizer-BioNTech bị đổ bể vào phút chót.

Tại Malaysia, Công ty Duopharma Biotech ngày 1-6 thông báo đã ký thỏa thuận với chính phủ của họ và một công ty con của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) để cung cấp 6,4 triệu liều vắc-xin Sputnik V cho quốc gia Đông Nam Á này. "Đại dịch Covid-19 mang đến những thách thức chưa từng có cho Malaysia. Chúng ta chỉ có thể vượt qua những thử thách này bằng cách hợp tác tức thì ở nhiều mặt trận" - Giám đốc điều hành Duopharma Biotech, ông Leonard Ariff Abdul Shatar, nhấn mạnh.

Trước đó, vào ngày 21-5, Malaysia cũng đã được COVAX bàn giao lô vắc-xin thứ 2 gồm 559.200 liều AstraZeneca, theo sau lô thứ nhất gồm 268.800 liều vào 1 tháng trước đó. Theo kế hoạch phân phối, COVAX sẽ cung cấp cho Malaysia tổng cộng 1.387.200 liều.

Thỏa thuận bí mật

Tại các khu vực giàu có như châu Âu, cuộc đua tìm kiếm nguồn cung vắc-xin Covid-19 diễn ra khốc liệt chẳng kém. Báo The Telegraph hồi đầu tháng rồi tiết lộ chính phủ Anh đã bí mật cho phép AstraZeneca sử dụng chuỗi cung ứng của quốc gia này để sản xuất vắc-xin cho Úc. Đổi lại, London được quyền tiếp cận 10 triệu liều vắc-xin AstraZeneca được sản xuất tại Viện Serum Ấn Độ (SII) - một trong những nhà cung cấp vắc-xin lớn nhất thế giới.

Xoay xở tìm vắc-xin Covid-19 (*): Đánh trên mọi mặt trận! - Ảnh 2.

Người dân xếp hàng chờ tiêm phòng Covid-19 tại TP London – Anh hôm 1-6. Ảnh: REUTERS

Theo một số nguồn thạo tin, ít nhất 2 lô vắc-xin AstraZeneca (tổng cộng 717.000 liều) đã được vận chuyển đến Úc vào tháng 2 và tháng 3, thời điểm khối Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu thắt chặt xuất khẩu vắc-xin và yêu cầu Anh chia sẻ vắc-xin để bù đắp cho sự thiếu hụt từ AstraZeneca.

Lượng vắc-xin nêu trên không làm thay đổi tổng số liều mà Anh dự kiến nhận được từ AstraZeneca, nghĩa là họ vẫn sẽ được cung cấp 100 triệu liều như thỏa thuận mà vẫn có thể giúp Úc có được nguồn cung sớm. Hiện chưa rõ Úc có phải là quốc gia duy nhất hưởng lợi từ một thỏa thuận như vậy hay không. Giới chức chính phủ 2 nước từ chối bình luận với lý do đây là "vấn đề cực kỳ nhạy cảm".

Trước đó, vào tháng 3, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cáo buộc một số quốc gia thành viên EU "ký thỏa thuận mật" với các nhà sản xuất để nhận được nhiều vắc-xin hơn so với quy tắc phân chia của khối. Các nước thành viên EU đã nhất trí về việc phân chia vắc-xin dựa trên quy mô dân số nhưng theo Thủ tướng Kurz, kết quả so sánh giữa các nước thành viên rõ ràng cho thấy điều bất thường.

"Đến cuối tháng 6, Malta sẽ nhận được lượng vắc-xin bình quân đầu người cao gấp 3 lần Bulgaria. Trong khi đó, Hà Lan nhận được lượng vắc-xin bình quân đầu người cao hơn Đức và gần gấp đôi Croatia" - Thủ tướng Kurz trình bày, đồng thời yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra. 

Nóng bỏng cuộc chiến pháp lý

Tổng Giám đốc điều hành AstraZeneca Pascal Soriot mới đây khẳng định với báo Financial Times rằng chính phủ Anh được ưu tiên bảo đảm nguồn cung vắc-xin AstraZeneca từ chuỗi cung ứng Anh, bởi đây là một phần trong thỏa thuận hoàn vốn đầu tư với Trường ĐH Oxford (Anh). Theo ông Soriot, thỏa thuận này đã được ký trước khi AstraZeneca hợp tác với Trường ĐH Oxford để sản xuất và phân phối vắc-xin ra thị trường quốc tế.

AstraZeneca đang bị Ủy ban châu Âu (EC) kiện với cáo buộc "không tôn trọng hợp đồng". Theo thỏa thuận với EU, AstraZeneca phải cung cấp 120 triệu liều vắc-xin Covid-19 trong quý I/2021 nhưng chỉ mới giao được 30 triệu liều.

Trong phiên tòa mới nhất vào ngày 26-5 ở Brussels - Bỉ, luật sư Rafael Jafferali của EC yêu cầu AstraZeneca giao thêm 90 triệu liều vào cuối tháng này, nhiều hơn 20 triệu liều so với kế hoạch hiện tại của AstraZeneca, để bắt kịp mục tiêu 120 triệu liều ban đầu. Phía EU còn yêu cầu hãng dược này cung cấp 180 triệu liều vắc-xin đến cuối tháng 9 năm nay để hoàn tất hợp đồng bàn giao 300 triệu liều được ký vào năm ngoái. Luật sư Jafferali yêu cầu AstraZeneca bồi thường 12 USD/liều/ngày cho EU nếu họ không thể giao cho EU 20 triệu liều vắc-xin bổ sung đến cuối tháng này.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 1-6

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo