xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ATNĐ không mạnh lên thành bão: Dự báo hoàn toàn đúng

V. Duẩn

(NLĐO)- Dù áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) không mạnh lên thành bão số 13 như dự báo ban đầu song Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương ngày 7-11 vẫn khẳng định việc dự báo là hoàn toàn đúng.

img
Đưa bao cát lên mái nhà để chằng chống bão ở Bà Rịa - Vũng Tàu
 
Chiều ngày 7-11, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương đã có thông cáo báo chí để lý giải về việc áp thấp nhiệt đới không mạnh lên thành bão số 13 như dự báo ban đầu.
 
Trong đó, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương cho rằng theo quy định của tổ chức Khí tượng thế giới thì một xoáy thuận nhiệt đới có gió mạnh nhất vùng gần tâm mạnh cấp 6 - 7 (tới 17,1 m/s) được gọi là áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Khi gió mạnh nhất vùng gần tâm xoáy thuận nhiệt đới mạnh từ 17,2 m/s (cấp 8) trở lên được gọi là bão. Như vậy từ áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) tới bão chỉ chênh nhau tốc độ gió 0,1 m/s.
 
“Việc dự báo ATNĐ thành bão cấp 8 nhưng thực tế chỉ dừng lại ở ATNĐ là nằm trong sai số cho phép (sai số dự báo bão từ 1 - 2 cấp)” - thông cáo khẳng định.
 
Với ATNĐ này, các đài khí tượng thế giới đều báo sẽ mạnh lên cấp 8-9, Mỹ dự báo cấp cao nhất đến cấp 11, Nhật Bản dự báo cuối cấp 8 đầu cấp 9.
 
Đến đầu giờ chiều ngày 6-11, các Trung tâm mới khẳng định áp thấp nhiệt đới không có khả năng mạnh thành bão được, riêng Nhật Bản còn nhận định áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên đầu cấp 8 khi đổ bộ vào đất liền miền Tây Nam Bộ. Đến chiều tối ngày 6-11 họ mới khẳng định không còn khả năng mạnh thành bão và phát tin cuối cùng lúc 17 giờ ngày 6-11.
 
Thông cáo cũng cho hay ATNĐ hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới nối liền với cơn bão Haiyan nên có tốc độ di chuyển nhanh và đường đi dích dắc phức tạp. Từ khi hình thành ATNĐ ở ngoài Philippines đến khi di chuyển vào bờ biển nước  ta, các dự báo của các Trung tâm trong khu vực và trên thế giới đều nhận định khi vào gần bờ vẫn còn khả năng mạnh lên thành bão (cường độ cấp 8, cấp 9), do vậy cần tập trung trong việc phòng chống với cường độ bão mạnh cấp 8 là hoàn toàn đúng.
 
Vì ATNĐ nằm trong dải hội tụ nhiệt đới rộng vài trăm km nên ngoài ảnh hưởng của hoàn lưu bản thân ATNĐ hoặc bão (nếu nó mạnh lên) còn khả năng xảy ra dông mạnh,  tố lốc đặc biệt ở khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Về cảnh báo khả năng mạnh lên thành bão, mặc dù cường độ không mạnh nhưng do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh và nhiễu động gió Đông trên cao có thể gây mưa to với cường độ lớn trong thời gian ngắn rất dễ gây ngập úng cho các vùng thấp trũng. Bão khi đổ bộ vào bờ có thể suy yếu nhanh về cường độ nhưng khi đi vào vịnh Thái Lan có thể phục hồi trở lại thành áp thấp nhiệt đới.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo