xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bà Châu Thị Thu Nga bị tố cáo chiếm đoạt 114 tỉ đồng

Thế Dũng

(NLĐO)- Chủ nhiệm Văn phòng QH cho biết QH sẽ biểu quyết về việc bãi nhiễm tư cách đại biểu QH đối với bà Châu Thị Thu Nga, trong khi bà Nga bị tố cáo chiếm đoạt 114 tỉ đồng.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời tại buổi họp báo sáng 19-5. Ảnh: Thế Dũng

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời tại buổi họp báo sáng 19-5. Ảnh: Thế Dũng

Sáng nay 19-5, Văn phòng Quốc hội (QH) đã tổ chức họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 9, QH khoá XIII.

Trả lời câu hỏi của báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết trường hợp đại biểu QH Châu Thị Thu Nga (Đoàn Đại biểu QH TP Hà Nội) bị tạm giữ và khởi tố bị can là “rất đáng tiếc”. Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc cho biết QH đang cố gắng nâng tỉ lệ đại biểu nữ lên mà trong nhiệm kỳ QH khoá XIII đã có 2 nữ đại biểu phải đi đến bước quyết định bãi nhiễm tư cách đại biểu. Trước đó, QH cũng đã bãi nhiễm tư cách đại biểu với bà Đặng Thị Hoàng Yến (Đoàn Đại biểu QH TP HCM). “Đây đều là những người tự ứng cử. Điều này rất không may”- ông Phúc nói.

Theo ông Phúc, đại biểu Châu Thị Thu Nga đã có những hoạt động vi phạm pháp luật, không còn tín nhiệm trước cử tri nữa nên vừa qua Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội và Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã cũng ra văn bản đề xuất bãi miễn với đại biểu Nga. Trước đó, Uỷ ban Thường vụ QH cũng đã thống nhất tạm đình chỉ hoạt động của đại biểu QH đối với bà Nga (trước khi bà Nga bị khởi tố, bắt giam – PV). Vì thế, theo quy định QH sẽ đưa ra xem xét việc bãi miễn đối với nữ đại biểu trong kỳ họp này” – Chủ nhiệm Văn phòng QH nói.

Tuy nhiên, theo ông Phúc, đến thời điểm này vẫn chưa có chương trình cụ thể cho từng ngày của kỳ họp, từng nội dung làm việc của kỳ họp thứ 9 (phải chờ sau phiên họp trù bị sáng ngày 20-5, QH biểu quyết thông qua chương trình-PV), nên chưa thể khẳng định được việc biểu quyết bãi miễn với bà Châu Thị Thu Nga sẽ tiến hành vào ngày nào.

Về mức độ hành vi phạm tội của bà Nga, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc đáp, đó là việc của cơ quan điều tra, đến nay cũng chưa có thông tin cụ thể.

QH sẽ biểu quyết việc miễn nhiệm tư cách đại biểu QH với bà Châu Thị Thu Nga tại kỷ họp thứ 9 này
QH sẽ biểu quyết việc miễn nhiệm tư cách đại biểu QH với bà Châu Thị Thu Nga tại kỷ họp thứ 9 này

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 3 Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt tại Hà Nội ngày 16-5, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết đã nhận được công văn của VKSND Tối cao về việc xem xét tư cách đại biểu QH của bà Châu Thị Thu Nga và công văn của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo kết quả điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến bà Châu Thị Thu Nga.

Theo các văn bản trên, bà Châu Thị Thu Nga đã có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án xây dựng nhà ở tại khu B5 Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. Tổng số tiền chiếm đoạt của 221 khách hàng đã gửi đơn tố cáo trên 114 tỉ đồng. Hành vi của bà Châu Thị Thu Nga đã phạm vào tội " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 139 Bộ Luật hình sự.

Theo Văn phòng QH, tại kỳ họp thứ 9, QH sẽ thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Đây là một dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tại kỳ họp trước, Chính phủ đã trình xin ý kiến về Bó cáo đầu tư dự án. Trong giai đoạn xây dựng báo cáo này, Chính phủ đã trình, cung cấp một cách tương đối chuẩn xác tình hình, số liệu để chứng minh có sức thuyết phục về các phương án đưa ra về địa điểm lựa chọn xây dựng sân bay (Long Thành - Đồng Nai; sự phù hợp của dự án với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; vấn đề sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư; việc lựa chọn công nghệ, kỹ thuật và mô hình quản lý, vận hành, khai thác; tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư (đặc biệt là vấn đề huy động các nguồn vốn đầu tư của xã hội, khả năng hoàn vốn)…

Kỳ này, Chính phủ sẽ báo cáo giải trình bổ sung đối với những nội dung đã được góp ý trong báo cáo đầu tư dự án. Một số vấn đề QH sẽ tiếp tục xem xét, thảo luận là sự cấn thiết của dự án và các phương thức đầu tư; tổng mức đầu tư; phương án huy động vốn, phân kỳ đầu tư; diện tích sử dụng đất, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; về chồng lấy vùng trời bay… sao cho khả thi, phù hợp với tình hình phát triển của ngành hàng không Việt Nam và khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển.

Chủ nhiệm Văn phòng QH cho biết thêm Trung ương Đảng đã có chủ trương phải làm, phải đầu tư dự án này, từ Hội nghị Trung ương lần thứ 4 chứ không phải đến Hội nghị Trung ương lần thứ 11 vừa diễn ra mới bàn thảo. Tuy nhiên, đây mới là quan điểm, chủ trương chung, còn việc QH cho ý kiến cụ thể là về cách làm, về phương thức đầu tư, sử dụng vốn, sử dụng đất… làm sao để đảm bảo hiệu quả của dự án. “Không phải là Trung ương quyết rồi thì các đại biểu, QH không thể có ý kiến khác mà Trung ương Đảng cũng có mong muốn QH đóng góp cho đề án đầu tư xây dựng sân bay này” – ông Phúc nói.

Trong 31 ngày làm việc, dự kiến QH thông qua 11 luật, 1 Nghị quyết, cho ý kiến với 4 bộ luật sửa đổi, 11 dự án luật. Đáng chú ý, tại kỳ họp này, lần đầu tiên, QH thảo luận về dự án Lật trưng cầu ý dân. Luật nhằm phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp của người dân, góp phần tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia sâu hơn, có tính quyết định với tư cách chủ thể vào những vấn đề quan trọng của đất nước. “Đây được xem là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của nền dân chủ XHCN Việt Nam bởi từ Hiến pháp 1946 đến nay, vấn đề trưng cầu ý dân mới được cụ thể hoá thành luật của QH”- ông Phúc nhấn mạnh.

Dự thảo luật được thiết kế gồm 9 chương, 58 điều với các nội dung chính về đề nghị trưng cầu ý dân, quyết định trưng cầu ý dân, tổ chức trưng cầu ý dân; các tổ chức phụ trách trưng cầu ý dân; danh sách cử tri và khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; tuyên truyền trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân; kết quả trưng cầu ý dân; xử lý vi phạm về trưng cầu ý dân và điều khoản thi hành.

Cùng với Luật Trưng cầu ý dân, Luật Biểu tình cũng là một yêu cầu, đòi hỏi đặt ra để người dân thực hiện quyền của mình theo quy định của Hiến pháp 2013. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chính là người đề xuất sớm làm Luật Biểu tình. Song đến thời điểm này, Chính phủ đã xin rút Luật Biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật của khoá XIII. Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, Luật Trưng cầu ý dân đã chuẩn bị kỹ hơn nên được làm trước còn Luật Biểu tình chưa chuẩn bị kịp và phải báo cáo QH để xem xét biểu quyết rút ra khỏi chương trình xây dựng luật pháp lệnh của QH khoá XIII.

Chưa quyết việc sửa Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội

Tại kỳ họp này, QH cũng nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo về điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014. Về Điều 60, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Chính phủ chưa trình QH tờ trình sửa đổi điều luật này.

Theo ông Phúc, Luật BHXH đến ngày 1-1-2016 mới có hiệu lực, đến nay chưa có nghị định hướng dẫn quy định cụ thể nào và thời gian qua có công nhân một số nơi kiến nghi sửa đổi điều này muốn hưởng BHXH 1 lần, trong qua trình làm tờ trình của Chính phủ về sửa đổi luật này năm 2014 cũng không bàn nhiều về điều này. “Tôi cho rằng, chúng ta hướng tới hòa nhập với thế giới, việc sửa đổi luật để đảm bảo tính lâu dài thì cũng phù hợp với thông lệ quốc tế”- ông Phúc nhấn mạnh.

Vừa rồi Chính phủ có báo cáo tại Uỷ ban Thường vụ QH nên trong thiết kế chương trình kỳhọp này cũng có phần báo cáo thêm về Điều 60 này tại hội trường. “Việc sửa hay không chờ các ý kiến của các Đại biểu QH. Còn quan điểm của tôi thì khi có điều mới thì cần quá trình bàn bạc, qua thực tiễn, rất cần tuyên truyền để công nhân hiểu tính ưu việt của quy định này. Lấy 1 lần chỉ là cái lợi trước mắt, cần khuyến khích người lao động sau khi thôi doanh nghiệp này, chuyển sang doanh nghiệp khác để tiếp tục được hưởng để về hưu có đồng lương hưu, các nước cũng làm như vậy thôi. Tôi thấy cần tuyên truyền ý nghĩa này, còn tuyên truyền rồi mà người lao động vẫn muốn sửa đổi thì QH sẽ xem xét” - ông Phúc khẳng định.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo