* Phóng viên:Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về trữ lượng bauxite của Việt Nam là 10-11 tỉ tấn có chính xác không, thưa ông?
Ảnh: THU SƯƠNG
* Về mặt kinh tế, ông nhìn nhận thế nào về tiềm năng bauxite Việt Nam?
- Về bauxite, nếu nhìn ở góc độ kinh tế và khoa học thì lỗ nặng vì thị trường thế giới không lớn. Đây lại là lĩnh vực mới, phải đầu tư số tiền khổng lồ, trong khi giá bauxite rất rẻ (khoảng 35 USD/tấn) nên không phải là sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Chính vì thị trường nhỏ, giá rẻ nên Guinea là quốc gia có trữ lượng bauxite đứng đầu thế giới, khoảng 8 tỉ tấn nhưng họ vẫn không tập trung khai thác. Thị trường bauxite thế giới đã ổn định. Châu Mỹ có Guinea, Jamaica, Brazil cung ứng; châu Âu có Ấn Độ và nhiều nước khác; Úc có trữ lượng 7 tỉ tấn, đứng thứ hai nên là nhà cung cấp chiến lược.
Ngoài ra, sản xuất nhôm từ bauxite phải cần nguồn điện dồi dào và giá rẻ nên thế giới cũng không mặn mà. Vì thế, đừng viển vông nghĩ bauxite là cứu cánh của Việt Nam hay Tây Nguyên.
Tính toán các yếu tố, nhất là trữ lượng bauxite thế giới và nhu cầu thực tế đã khẳng định khai thác bauxite Tây Nguyên không có lợi trong thời điểm này. Còn nếu tính đúng, tính đủ chi phí làm đường vận chuyển, cảng… thì lỗ nặng, chưa kể yếu tố hủy hoại môi trường.
* Vậy theo ông, đối với dự án bauxite Tây Nguyên, cần làm gì vào lúc này?
Bao giờ thế giới tiêu thụ hết nhôm do Việt Nam sản xuất? PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh nhấn mạnh: “Một lần nữa, tôi không đồng tình với tuyên bố của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và nguyên bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên khi tuyên bố: Việt Nam là nước giàu khoáng sản, với trữ lượng 11 tỉ tấn bauxite có thể sản xuất ra 1 tỉ tấn nhôm để mang lại nhiều tỉ USD. Cả thế giới mỗi năm tiêu thụ 40 triệu tấn nhôm thì đến bao giờ mới sử dụng hết 1 tỉ tấn nhôm Việt Nam dự định sản xuất?”. |
Bình luận (0)