xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bí mật giá xăng để chống đầu cơ !

PHƯƠNG NHUNG ghi

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I của Bộ Công Thương chiều 1-4, trả lời báo chí, đại diện bộ này khẳng định động thái tăng giá xăng dầu bất ngờ vừa qua là hoàn toàn đúng quy định hiện hành

- Phóng viên: Bộ Công Thương giải thích thế nào về lý do tăng giá xăng dầu để ngăn ngừa tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới do chênh lệch giá?

- Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương: Không có quy định nào cho phép tăng giá xăng dầu để chống buôn lậu xăng dầu trong nước qua biên giới. Việc điều hành kinh doanh xăng dầu nói riêng và các mặt hàng khác nói chung thì phải dựa vào tình hình kinh tế - xã hội để điều chỉnh tăng hoặc giảm thích hợp. Trong quyết định tăng giá xăng dầu, việc chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới là một trong những căn cứ chứ không phải duy nhất.

Trước đây, chúng ta phải bù lỗ mặt hàng xăng dầu thì việc xuất lậu xăng dầu đồng nghĩa với việc thất thoát ngân sách. Hiện nay, không phải bù lỗ nữa nhưng chúng ta lại đang dùng quỹ bình ổn để  bảo đảm kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và kiềm chế lạm phát. Quỹ bình ổn cũng là một nguồn lực, nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng xuất lậu xăng dầu thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực xã hội.
 
img
 Ngày 28-3, hay tin xăng tăng giá, nhiều người đổ xô đi đổ xăng. Ảnh: HỒNG THÚY

Nguyên tắc chung khi điều hành giá xăng dầu là dựa vào Nghị định 84. Như thông báo của Bộ Tài chính nhiều lần trước và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, giá xăng dầu thế giới tăng cao nên phải sử dụng quỹ bình ổn để tránh tăng giá. Hiện nay, chúng ta phải đưa giá trở lại theo quan điểm điều hành giá của Nghị định 84, đồng thời phải giảm quỹ bình ổn và có sự chênh lệch giá nên mới có quyết định tăng giá như ngày 28-3.

- Thời gian qua, tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới diễn biến như thế nào khiến liên bộ Công Thương - Tài chính tăng giá xăng dầu như là một biện pháp để chống buôn lậu?

- Ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục QLTT - Bộ Công Thương: Theo quy định của Chính phủ, lực lượng chống buôn lậu ở biên giới bao gồm: Hải quan, biên phòng, cảnh sát biển. Lực lượng QLTT chỉ có chức năng kiểm tra, kiểm soát tình hình nội địa. Thời gian qua, lực lượng cảnh sát biển đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình hình buôn lậu xăng dầu và trong thời gian từ ngày 25-12-2012 đến 28-2-2013, lực lượng này đã bắt giữ tổng cộng 917.000 tấn xăng, 92.000 lít dầu.

- Giá xăng dầu lên bất ngờ như vừa qua có phù hợp với nguyên tắc điều hành giá?

- Ông Võ Văn Quyền: Theo quy định hiện hành, giá lên xuống sẽ không được thông báo trước. Nguyên nhân là hiện nay các quy định về báo cáo điều chỉnh tăng giảm giá, tài liệu các doanh nghiệp đăng ký, tài liệu các cơ quan trao đổi với nhau đều là tài liệu mật để tránh tình trạng một số đối tượng sử dụng tài liệu đó để làm ảnh hưởng tới thị trường, làm rối loạn thị trường thông qua găm hàng đầu cơ.

Việc công khai những tài liệu này đã được bộ tính tới để vừa bảo đảm minh bạch giá vừa bảo đảm sự điều hành mà không tạo khan hiếm, đầu cơ, tạo nên trạng thái mất lòng tin trong người dân. Tuy nhiên, đây là việc về sau, còn hiện nay, những tài liệu này phải bảo mật vì trên thực tế, khi chúng ta công khai giá xăng dầu thế giới trong một số thời điểm thì có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng găm hàng, đầu cơ.

- Tính minh bạch trong quỹ bình ổn xăng dầu là nội dung gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua và đó là bất cập của Nghị định 84. Đề nghị Bộ Công Thương cho biết lộ trình sửa đổi Nghị định 84 đã được thực hiện đến đâu?

- Ông Võ Văn Quyền: Theo văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, muộn nhất trong tháng 12-2012, Bộ Công Thương phải có báo cáo, đánh giá, rà soát những điểm được và chưa được của Nghị định 84 để đề xuất sửa đổi. Bộ Công Thương đã phối hợp các bộ, ngành làm đúng quy định và đã có báo cáo với Thủ tướng. Sau đó, bộ đã có cuộc họp với Thủ tướng, các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp xung quanh vấn đề này. Dựa vào đó, Chính phủ đã có kết luận chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì cùng các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung và trình nghị định sửa đổi, bổ sung chậm nhất vào ngày 30-6.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã lập ban soạn thảo, tổ biên tập, đồng thời tiếp thu ý kiến để hoàn thành dự thảo nghị định và sẽ lấy ý kiến rộng rãi trên website của bộ. Trong đó có vấn đề quỹ bình ổn xăng dầu.

Ban soạn thảo sẽ cân nhắc việc nên hay không nên để quỹ bình ổn cho doanh nghiệp nắm; đồng thời sẽ kiểm soát ra sao, kiểm toán thế nào, lúc quỹ âm như thế nào, lúc dương thì ra sao...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo