xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng LĐ-TB-XH thừa nhận tăng lương vẫn nặng tính hình thức

Văn Duẩn-Nguyễn Quyết

(NLĐO) - Trả lời chất vấn sáng 19-11 tại QH, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận lương tối thiểu hiện mới chỉ đáp ứng hơn 60% nhu cầu sống tối thiểu.

 

Đại Biểu Phạm Tất Long: 

Đại Biểu Phạm Tất Thắng: Bộ trưởng có giải pháp căn cơ nào để việc tăng lương thực sự có tác động tích cực đến đời sống NLĐ? - Ảnh: Chiến Thắng

 

Sáng 19-11, các đại biểu tập trung chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Phạm Thị Hải Chuyền về các nhóm vấn đề “nóng” được cử tri quan tâm như: Quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ); tình hình quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; thực trạng thất nghiệp, nhất là sinh viên mới ra trường cũng như giải pháp giải quyết việc làm cho NLĐ; tăng lương tối thiểu chung...

Lương tối thiểu mới đáp ứng 60% mức sống tối thiểu

ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) nhận định sau 2 lần trì hoãn, vừa qua quyết định tăng lương đã được thông qua song quyết định này vẫn cho thấy không giải quyết được vấn đề cơ bản là đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động. Dù ngân sách Nhà nước đã dành 11 ngàn tỉ đồng nhưng "chưa làm mát hơn cuộc sống của người có thu nhập thấp trong giai đoạn kinh tế có khó khăn như hiện nay". Vậy Bộ trưởng có giải pháp căn cơ nào để việc tăng lương thực sự có tác động tích cực đến đời sống NLĐ, chứ không nặng tính hình thức như hiện nay?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đã thẳng thắn thừa nhận tiền lương so với nhu cầu sống tối thiểu mới đạt trên 60%. Và lần nâng lương lần này, dù QH dành 11 ngàn tỉ đồng để nâng lương cho 3 nhóm đối tượng, chưa phải đã thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương.  Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết theo Đề án cải cách tiền lương, lẽ ra giai đoạn 2015-1016 tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ, nhưng do điều kiện kinh tế và khả năng ngân sách còn khó khăn nên phải đi từng bước, nên đã phải giãn lộ trình tăng lương và chưa đạt được lộ trình là tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu.

Năm nay do khả năng ngân sách, Hội đồng tiền lương quốc gia cũng đã nêu nếu tăng lương thì không có nguồn, nhưng do yêu cầu, bất cập trong lương thực tế giữa cán bộ viên chức nhà nước và lương tối thiểu vùng phân theo khu vực doanh nghiệp nên dù khó khăn vẫn quyết định tăng lương cho công nhân viên chức có thu nhập thấp và nhóm đối tượng người có công.

“Đây là quyết định rất nhân văn trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên đây mới là giải pháp chứ chưa phải là quyết định căn cơ”-bà Chuyền thừa nhận.

 

Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau)

Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) chất vấn về trách nhiệm của Bộ LĐ-TB-XH và Bộ GD-ĐT trước tình trạng hàng vạn lao động, nhất là sinh viên mới ra trường, hiện nay không có việc làm. Ảnh chụp qua màn hình

 

174 ngàn sinh viên thất nghiệp không có nghĩa họ đang ngồi chơi

ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) chất vấn: Vừa qua có việc phân biệt địa phương trong tuyển dụng ở Nam Bộ, gây bất bình trong nhân dân và dư luận. Xin Bộ trưởng có biết ý kiến về việc này và hướng giải quyết? Trước tình trạng hàng vạn lao động, nhất là sinh viên mới ra trường, hiện nay không có việc làm, xin làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của Bộ LĐ-TB-XH và Bộ GD-ĐT trong dự báo cung - cầu của thị trường?

Về vấn đề phân biệt địa phương trong tiếp nhận lao động, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định về góc độ quản lý, Bộ trưởng hoàn toàn phản đối việc phân biệt tiếp nhận lao động theo kiểu này. Trong quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động Việt Nam được quyền lao động ở tất cả các địa phương trong cả nước, khi công việc phù hợp với họ. Cũng theo bà Chuyền, trước đây cũng đã có một vài lần có tình trạng không tiếp nhận lao động ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá. Đây hoàn toàn là những quy định trái với quy định của nhà nước về việc tuyển, tiếp nhận lao động.

“Vừa rồi phản ánh về việc đó, chúng tôi sẽ yêu cầu đơn vị phải rút ngay quy định này. Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với đơn vị sử dụng lao động, đồng thời cũng là bảo vệ quyền của người lao động” - bà Chuyền cho biết.

 

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trả lời chất vấn của đại biểu QH. Ảnh chụp qua màn hình

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền: "174 ngàn sinh viên ra trường không có việc làm không có nghĩa là họ đang ngồi chơi". Ảnh chụp qua màn hình

 

Về tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, Bộ trưởng LĐ-TB-XH cho biết hiện nay một năm tuyển sinh đào tạo nghề khoảng 220-230 ngàn người; đào tạo cao đẳng nghề trở lên từ 500-600 ngàn người; như vậy mỗi năm có trên 800 ngàn thanh niên ra trường. "Ai cũng muốn học xong phải có việc làm, nhất là những gia đình họ phải vay tiền để đi học. Tuy nhiên có một thực tế, hiện nay tốc độ phát triển kinh tế còn khó khăn. Nếu chúng ta không có khó khăn về kinh tế; nếu chúng ta không có vài trăm ngàn doanh nghiệp phải phá sản, giải thể, thì tôi nghĩ trên 174 ngàn sinh viên, người đã qua đào tạo nghề, cũng có thể có được chỗ làm” - bà Chuyền phân trần.

Tuy nhiên, bà Chuyền cũng thừa nhận việc đào tạo có những hạn chế nhất định. Đào tạo nghề mà Bộ LĐ-TB-XH quản lý, số học sinh ra trường thì thường có khoảng 70% có việc làm; nhưng một số nghề đòi hỏi trình độ nghề cao, kỹ năng nghề cao để làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài thì chúng ta còn hạn chế. Còn đối với Bộ GD-ĐT, thì việc đào tạo vẫn chưa gắn kết, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Vị “tư lệnh” ngành lao động cũng cho rằng nói 174 ngàn sinh viên ra trường không có việc làm không có nghĩa là họ đang ngồi chơi. Theo bà Chuyền, trong số này có khoảng 60% đang ở nông thôn, vì vậy khi chưa có việc làm thì họ về nông thôn, họ giúp cha mẹ làm việc, thì như vậy họ vẫn phải có việc làm để họ sống. "Tuy nhiên vấn đề ở đây là lãng phí, đã đào tạo mà lại không có chỗ làm. Tôi thấy nhiều anh em tốt nghiệp đại học, trong khi chưa tìm được việc đã góp vốn tự tạo việc làm, hay về nông thôn làm, hay đi làm công nhân cho các doanh nghiệp, đây là bình thường" - bà Chuyền nói.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cũng chia sẻ: “Tôi thấy một số ý kiến cứ bình luận nói tại sao phải giấu bằng để đi làm công nhân. Tôi thấy đã là lao động, thì bất cứ việc gì cũng là rất vinh dự, rất tốt và rất vinh quang. Trong khi chưa tìm được việc làm phù hợp, thì chúng ta tạo mọi điều kiện, khuyến khích mọi thanh niên làm bất kỳ việc gì”.

“Còn tất nhiên với trách nhiệm của nhà nước phải xem sớm tạo cơ hội để cho thanh niên phát huy trình độ, trí tuệ đã được học hành. Tôi hy vọng tới đây số sinh viên không có việc làm sẽ sớm được cải thiện”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo