xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần lập Bộ Kinh tế biển

PHẠM DƯƠNG thực hiện

Theo TS Trần Du Lịch, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM, Bộ Kinh tế biển sẽ làm “nhạc trưởng” quy hoạch, định hướng chiến lược và điều phối hoạt động kinh tế biển

Phóng viên: Ông có thể cho biết lý do đưa ra ý tưởng về việc cần có bộ quản lý kinh tế biển khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam 2011 mới đây tại Nha trang? 
 

img

TS Trần Du Lịch
: Từ diễn đàn có thể thấy rằng một trong những lợi thế cạnh lớn nhất của Việt Nam so với nhiều nước khác trong toàn cầu hiện nay là lợi thế về kinh tế biển.
 
Chúng ta có một "mặt tiền" biển hơn 3.200 km cùng khoảng 3.000 hòn đảo (trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) và có địa kinh tế rất quan trọng. Thêm vào đó là thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 1 triệu km, gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.
 
Kinh tế biển là tiềm lực lớn cho kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21, thế kỷ mà thế giới xem là "Thế kỷ của đại dương".
 
Trong khi đó, Nghị quyết Trung ương 4 Đại hội X của Đảng xác định kinh tế biển nước ta bao gồm cả cả du lịch biển, cảng biển, hoạt động cảng, hàng hải quốc tế, khai thác hải sản, khai thác tài nguyên biển...
 
Tuy nhiên, các lĩnh vực trên hiện vẫn chia cắt ra nhiều bộ, ngành quản lý chưa phối hợp với nhau nhịp nhàng. Vì thế, tôi đề nghị cần có một "nhạc trưởng" để điều phối toàn bộ hoạt động kinh tế biển.
 
- Như ông nói, tiềm năng kinh tế biển của chúng ta rất lớn nhưng vì sao hiệu quả khai thác chưa tương xứng? 
 
Ngoài lý do tôi nói ở trên, chúng ta hiện vẫn chưa đánh giá hết tiềm năng kinh tế biển mà mới chỉ dựa vào lợi thế của đất liền trong hoạt động phát triển kinh tế.
 
img
Nuôi cá chim trắng tại đảo Đá Tây, huyện đảo Trường Sa - Khánh Hòa. Ảnh: PHẠM DƯƠNG
 
Tại diễn đàn kinh tế biển, tôi đã nêu rõ sự thiếu đồng bộ trong trong tổ chức, quản lý. Ví dụ, những năm 1996-1997, chúng ta đề ra chương trình đánh bắt xa bờ nhưng làm riêng lẻ nên không thành công.
 
Muốn khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển trước hết phải bắt đầu từ công tác tổ chức. Tôi cho rằng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường chưa đủ khả năng làm "nhạc trưởng".
 
Còn phát triển kinh tế biển, khoa học - công nghệ biển... và kết hợp như thế nào với an ninh-quốc phòng đều đã được nêu rõ trong Nghị quyết Trung ương 4.
 
- Ông nghĩ sao trước tư duy lâu nay rằng chúng ta là một nước nông nghiệp nên chưa nhận thức và hành động đầy đủ như một quốc gia biển?
 
Chúng ta có lợi thế của nước nông nghiệp và không nên xem thường phát triển nông nghiệp. Dù gì chúng ta vẫn phải đi lên bằng phát triển nông nghiệp vì đa số lao động hiện đang trong lĩnh vực này. Giải quyết vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) là việc phải làm.
 
Tuy nhiên, không vì tập trung vào đó mà quên rằng kinh tế biển là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam hiện nay.  
 
- Là chuyên gia kinh tế, theo ông cần làm gì để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh này?
 
Trước hết, như tôi đã nói vẫn là công tác tổ chức, quản lý. Để tạo bước đột phá kinh tế biển trước hết phải từ công tác tổ chức. Tiếp đó, cơ quan quy hoạch tổng thể đưa ra định hướng chiến lược tổng thể, như: ưu tiên phát triển trước mắt là gì, lâu dài ra sao để tất cả các bộ, từng vùng tập trung vào các lĩnh vực gì… để các ngành và địa phương phối hợp, tránh chia cắt, manh mún. 
 
- Là đại biểu Quốc hội 2 khoá và vừa trúng cử vào Quốc hội khoá XIII, ông có kiến nghị đề xuất thành lập Bộ Kinh tế Biển tại Quốc hội? 
 
Đề xuất thành lập một cơ quan quản lý cấp bộ là việc của Chính phủ và sau đó đưa ra Quốc hội xem xét, thông qua cơ cấu các cơ quan Chính phủ.
 
Tôi đã nêu đề xuất của mình tại Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam năm 2011 rồi. Nếu đề cập và bàn vấn đề này tại Quốc hội thì tôi sẽ có ý kiến.
 
Mạnh về biển, giàu lên từ biển 
 
Hội nghị Trung ương 4 (Đại hội X) xác định, trong “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước.
 
Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP, 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.

       
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo