xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn kẽ hở tẩu tán tài sản

THẾ KHA - NGỌC DUNG

Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình cần bổ sung quy định để những kẻ tham nhũng tài sản của nhà nước mang về xây dựng kinh tế gia đình thì vợ hoặc chồng cũng phải có trách nhiệm đối với các vi phạm pháp luật này

Ngày 26-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT).

Cần làm rõ quan hệ về tài sản

Thảo luận về dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình, đại biểu (ĐB) Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang) cho rằng quan hệ về tài sản là vấn đề rất quan trọng trong mối quan hệ giữa vợ và chồng.

Theo ĐB Trang, điều 27 của dự luật quy định “tài sản chung của vợ chồng là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân, khi tài sản chung đăng ký quyền sở hữu thì phải có cả tên vợ và chồng, khi xác nhận tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải chứng minh” là rất bất cập trong thực tiễn. Bởi lẽ, quy định như vậy chỉ giải quyết được một phía, chưa phù hợp để bảo vệ từng thành viên cũng như mối quan hệ giữa gia đình với các quan hệ khác khi liên quan tới giao dịch về tài sản.

ĐB Trang cho rằng việc giải quyết hậu quả của quá trình chung sống giữa những người cùng giới tính không thể dẫn chiếu giải quyết như việc giải quyết hệ quả của việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ. Cần phân biệt quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người khác giới và những người cùng giới tính bằng cách quy định cụ thể, tài sản hình thành trong thời kỳ chung sống là tài sản chung theo phần và được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự cùng các quy định khác liên quan, chứ không phải là tài sản chung hợp nhất.
img
ĐB Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang) cho rằng quan hệ về tài sản là vấn đề rất quan trọng
trong mối quan hệ giữa vợ và chồng Ảnh:
Thế Dũng

Trong khi đó, ĐB Vũ Xuân Trường (Nam Định) nêu bất cập rất cần điều chỉnh: Khoản 4 dự luật quy định vợ hoặc chồng không có nghĩa vụ về tài sản với nhau đối với những nghĩa vụ phát sinh từ những vi phạm pháp luật của vợ hoặc chồng. Quy định như thế chỉ phù hợp nếu 1 trong 2 người (vợ hoặc chồng) do vi phạm pháp luật mà làm phát sinh nghĩa vụ phải bồi thường, thanh toán đối với người thứ 3 nhưng những vi phạm đó không vì cuộc sống chung và không góp phần tạo lập nên tài sản chung của gia đình.

Chẳng hạn, việc người chồng đánh bạc rồi nợ tiền hoặc đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không đem về mà chơi đề, chơi hụi dẫn đến thất thoát thì có thể người vợ không phải chịu trách nhiệm. “Những trường hợp khác, như một người phạm tội về tham nhũng, tham ô và các tội chiếm đoạt để chiếm hữu một số tài sản của nhà nước hoặc của công dân, sau đó mang về xây nhà, mua xe, mua tài sản chung và góp phần xây dựng kinh tế gia đình thì người vợ hoặc người chồng không thể không có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với những nghĩa vụ tài sản do các vi phạm pháp luật này được” - ĐB Trường nhìn nhận.

Ông cho rằng quy định như trong dự luật vô tình sẽ tạo kẽ hở cho một số kẻ vi phạm pháp luật lợi dụng để phân chia, tẩu tán tài sản cho vợ con nhằm lẫn tránh việc thi hành án, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Ông Trường đề xuất sửa quy định nêu trên theo hướng “vợ chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản, nếu nghĩa vụ đó phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ hoặc chồng mà không tạo lập hoặc góp phần tạo lập nên khối tài sản hoặc cuộc sống chung của vợ chồng” mới kín kẽ và phù hợp.

BHYT bắt buộc: Chưa khả thi

Nội dung gây tranh luận nhiều nhất khi thảo luận dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT là quy định bắt buộc mọi đối tượng phải mua BHYT. Đánh giá BHYT chưa thu hút người dân song ĐB Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) cho rằng nên quy định bắt buộc mua BHYT. Tuy nhiên, phải có giải pháp tạo sự đồng thuận và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

Không đồng tình, ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) lên tiếng: “Quy định bắt buộc là không phù hợp, không khả thi. Dự luật không quy định rõ trách nhiệm người tham gia BHYT, không có chế tài cụ thể. Vậy, nếu người dân cố tình không mua thì làm gì? Tôi kiến nghị giữ nguyên như hiện hành để phù hợp với điều kiện sống của người dân và bảo đảm tính khả thi”.

Cùng quan điểm, ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) nhận xét: “Không thể buộc mọi người dân có thu nhập trung bình, có sức khỏe tốt phải mua BHYT, trong khi chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế kém như thế, lại quá tải, người ta không thích vào thì sao?”.

Vạch ra hàng loạt yếu kém của công tác khám chữa bệnh BHYT, ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) cảnh báo: “Việc cấp bách là không phải buộc dân mua BHYT mà phải khắc phục được những tồn tại hiện nay. Nếu y đức còn kém, thái độ phục vụ ứng xử của nhân viên y tế còn vô cảm, cửa quyền, vô trách nhiệm thì chính sách BHYT toàn dân không thể thành công”.

Nhiều ĐBQH yêu cầu phải giảm thủ tục hành chính, giúp người bệnh bớt phiền hà, bớt đi lại khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT.

Để xảy ra lãng phí, người đứng đầu chịu trách nhiệm

Cùng ngày, QH biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Theo luật, khi nhận được phản ánh về các hành vi lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện.

Đặc biệt, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí. Cán bộ, công chức, viên chức cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền cung cấp thông tin phát hiện lãng phí hoặc đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người cung cấp thông tin về lãng phí.

Luật này có hiệu lực từ ngày 1-7-2014.

Kết hôn đồng giới: Không nên “cấm”,
chỉ “không thừa nhận”

Hầu hết ĐB ủng hộ việc dự Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi bỏ quy định “cấm” kết hôn đồng giới và thay bằng cụm từ “không thừa nhận” kết hôn giữa những người cùng giới tính. Điều này sẽ giúp các cặp đôi cùng giới có thể tổ chức đám cưới và chung sống với nhau mà không sợ cơ quan thực thi pháp luật hiểu nhầm, lập biên bản xử phạt như trước đây.

ĐB Đinh Thị Bạch Mai (TP HCM) cho rằng trên cơ sở nghiên cứu có tính căn cứ khoa học, thực tiễn phải tiến hành giáo dục trong toàn xã hội làm sao có lòng tôn trọng, quan tâm lẫn nhau giữa những người khác giới tính, cùng giới tính, người vô tính, người chuyển giới; tạo ra sự tôn trọng mới có niềm tin lẫn nhau giữa người với người, góp phần chủ động bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn cho mỗi người và toàn xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo