xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chia sẻ có trách nhiệm

PHAN ĐĂNG

Hãy chia sẻ (share) có trách nhiệm! Thông điệp mà hầu như người dùng mạng xã hội nào cũng biết ấy không phải là lời hô hào suông mà nếu soi chiếu vào những thông tin “một nửa sự thật”, thậm chí là thông tin thất thiệt, lan truyền chóng mặt thời gian qua.

Mới đây nhất, dư luận đã ồn ào quanh chuyện một thiếu niên 15 tuổi, mà theo những gì người mẹ thông tin trên tài khoản Facebook cá nhân, thì khi chơi đàn violin trên phố đi bộ Hồ Gươm, đã bị lực lượng chức năng quát tháo, nạt nộ khiến cậu phát khóc. Tâm sự cùng sự bức xúc của người mẹ thiếu niên chơi đàn bên hồ Gươm lan nhanh như điện trên mạng xã hội, nhân lên thành sự bức xúc, bất bình của số đông.

Song chính người mẹ thiếu niên chơi đàn ngay sau đó đã lại lên tiếng "cải chính" những thông tin kèm theo đó là lời xin lỗi lực lượng chức năng. Dù người mẹ đã rút ngay những dòng "trạng thái" (status) đầy bức xúc nhưng dường như quá muộn khi vụ việc mới nhất này diễn ra chỉ vài ngày sau khi vụ phường Văn Miếu bị tố làm khó dễ trong cấp giấy khai tử làm "dậy sóng" dư luận.

Câu chuyện không có trên thực tế của người mẹ thiếu niên chơi đàn khó có thể dẫn hướng tới tâm trạng sai lệch trong dư luận xã hội nếu không có mạng xã hội với khoảng 38 triệu người dùng ở nước ta hiện nay. Cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, thế giới đã nói cuộc cách mạng truyền thông với nền báo chí công dân khi mỗi tài khoản mạng xã hội đều có thể là một tờ báo, mỗi người dùng đều có thể là một nhà báo. Những câu chuyện hay - dở, tốt - xấu, lạ, độc… được "xuất bản" trên các "tờ báo" tài khoản mạng xã hội đều có thể lan truyền chẳng kém gì một bài báo trên một tờ báo thực thụ. Tốc độ và diện lan tỏa của nó chỉ phụ thuộc vào một cái chạm nhẹ để "share" hay "like" (thích). Chỉ cần những cái nhấn, vuốt nhẹ ấy thôi song thông tin vừa xuất hiện trên mạng xã hội có thể lan truyền chóng mặt tới hàng ngàn, hàng vạn người và hơn thế nữa, để tạo thành "cơn bão dư luận".

Không có share và like không có sức mạnh truyền thông mạng xã hội. Thế nhưng, chia sẻ và thích nhiều khi lại được sử dụng dễ dãi, vô thức, thiếu trách nhiệm, thậm chí có dụng ý không tốt. ĐH Columbia (Mỹ) và Viện Quốc gia Pháp từng tiến hành một nghiên cứu với hàng triệu chia sẻ trên mạng xã hội Twitter cho thấy có tới 59% đường link được share mà chưa từng được bấm vào đọc. Một số liệu khác với Facebook cũng cho thấy có tới 70% người dùng mạng xã hội này chỉ đọc tiêu đề rồi bình luận (comment).

Có thể người dùng chỉ suy nghĩ đơn giản là thích thì like hay share, còn mình không phải chịu trách nhiệm gì, trách nhiệm đã có người đưa lên "gánh". Tất nhiên, trách nhiệm chính thuộc về người đưa thông tin thất thiệt gây tổn hại cho lợi ích của cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên, việc chia sẻ hay thích cũng là hình thức gián tiếp "xuất bản", lan truyền thông tin thất thiệt, xấu, độc.

Share và like có trách nhiệm chính là đã chung tay để những điều tốt đẹp được lan tỏa, nhân lên mạnh mẽ, đồng thời góp phần ngăn chặn cái xấu, cái ác lan truyền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo