xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính phủ hành động

Thế Dũng

Hành động để khắc phục tình trạng “hứa không làm”, “hứa nhiều làm ít”, “hứa một đằng, làm một nẻo”

Phóng viên: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ quan điểm sẽ nỗ lực xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phục vụ. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về nội hàm các khái niệm này?

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp rất rõ là xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phục vụ. Kiến tạo có thể hiểu là phải hoàn thiện thể chế để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi, từ đó thúc đẩy và tạo đà cho phát triển. Nói rộng ra, Chính phủ muốn quản lý, điều hành đất nước phải theo luật nhưng ngoài điều hành theo quy định của pháp luật thì trong thực thi công vụ phải chuyển hướng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN). Tiêu chí này nhằm chữa bệnh quan liêu, vô cảm, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, vòi vĩnh, hành dân...


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến DũngẢnh: bảo trân

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến DũngẢnh: bảo trân

Vấn đề gương mẫu của công chức, của người đứng đầu hay việc bố trí, đề bạt, sử dụng cán bộ, sử dụng tài sản công..., tất cả đều được Thủ tướng đề cập để xây dựng Chính phủ liêm chính; và tất nhiên có cả việc tuyên chiến với nạn tham nhũng đang làm suy yếu nền tài chính quốc gia, triệt tiêu sức cạnh tranh của DN, xói mòn niềm tin của nhân dân vào luật pháp và công lý.

Chính phủ hành động là một Chính phủ nói đi đôi với làm, nói và làm phải luôn có người kiểm tra, giám sát. Thủ tướng thường nhắc anh em Văn phòng Chính phủ rằng chúng ta làm gì dân cũng biết nên chúng ta phải gương mẫu ở bất cứ nơi nào, vị trí nào; phải luôn đồng hành, chia sẻ cùng người dân, DN; phải thấu hiểu họ thì mới tháo gỡ được khó khăn, bức xúc của họ.

Thủ tướng muốn tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong Chính phủ để làm chuyển động cả một hệ thống hành chính các cấp chứ không phải chỉ ở trung ương. Tất nhiên, làm việc gì cũng cần có lộ trình, thời gian nhưng tinh thần là sẽ chủ động, sáng tạo, quyết liệt, không nề hà khó khăn.

Muốn xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động thì yếu tố con người là vấn đề rất quan trọng. Bộ trưởng cho biết biện pháp, giải pháp cụ thể đối với vấn đề này?

- Giải pháp đề ra khá nhiều, trong đó Chính phủ đã có chương trình hành động 2016-2020 và đã triển khai ngay sau đó; đồng thời ban hành ngay quy chế làm việc, có kế thừa quy chế cũ nhưng cũng đổi mới: phân cấp mạnh hơn, rõ ràng hơn về trách nhiệm cá nhân Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng và các thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ví dụ, những việc thuộc thẩm quyền Chính phủ theo luật, trong trường hợp đặc biệt thì cho phép Thủ tướng giải quyết và báo cáo tại phiên họp Chính phủ gần nhất. Văn bản về luật chưa xử lý kịp thì Chính phủ xây dựng ngay nghị quyết xử lý việc cấp bách. Nếu cứ đùn đẩy trách nhiệm, để công việc trôi đi theo năm tháng là không ổn, có lỗi với người dân, DN.

Thủ tướng cũng chỉ đạo tạo cơ chế phân cấp mạnh cho địa phương để tránh tình trạng bộ, ngành, địa phương đẩy việc lên Chính phủ, mà đáng ra là những việc bộ, ngành, địa phương phải làm.

- Tôi tin đây là sự chuyển động của cả hệ thống nhằm tạo sự chuyển biến mạnh từ trung ương đến địa phương để thay đổi căn bản về tư duy, nhận thức. Giờ vẫn là đầu nhiệm kỳ, thời gian chưa dài. Nhưng chắc chắn với tinh thần quyết tâm của Thủ tướng, các thành viên Chính phủ sẽ có những hành động quyết liệt.

Cộng đồng DN được xem là động lực phát triển đất nước. Họ đang mong chờ những chính sách mới từ Chính phủ mới?

- Đảng, nhà nước luôn coi DN là nền tảng phát triển nên ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Thủ tướng đã tổ chức ngay cuộc đối thoại với DN, tạo động lực cho năm khởi nghiệp. Không chỉ lắng nghe phản ánh của DN, Thủ tướng đã chủ trì họp các bộ, ngành sau cuộc gặp này để chỉ đạo xử lý nhiều vấn đề.

Thủ tướng cũng đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 cũng xác định “Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; hàng loạt điều kiện kinh doanh cũng được Chính phủ rà soát, bãi bỏ và ban hành những nghị định mới về điều kiện kinh doanh theo tinh thần Luật Đầu tư, Luật DN có hiệu lực từ ngày 1-7-2016... Đây chính là sự cụ thể hóa mạnh mẽ những cam kết từ Chính phủ trong việc kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp.

Trong quá trình xây dựng các nghị định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tục nhấn mạnh phải kiên quyết cắt bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, loại bỏ các giấy phép con; quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đã giảm hàng chục ngành nghề kinh doanh có điều kiện...

Tất cả những điều trên minh chứng cho chính sách của Chính phủ hướng đến hỗ trợ DN phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển Việt Nam thành “quốc gia khởi nghiệp”. Chính phủ luôn đồng hành với DN và người dân, hỗ trợ mạnh mẽ và tạo điều kiện cho DN sáng tạo, tạo động lực khởi nghiệp để đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 1 triệu DN hoạt động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo