“Tôi rất thắc mắc tính toán lũ đã cập nhật được tình hình mới chưa?” - đại biểu (ĐB) Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) bày tỏ băn khoăn trong khi Chính phủ khẳng định đập dâng và đập tràn đều bảo đảm hệ số an toàn ổn định lớn hơn hệ số an toàn cho phép từ 20% - 45% trong tất cả các trường hợp. “Đây là một hệ số an toàn thấp” - ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) chưa an tâm.
ĐB Nguyễn Danh (Gia Lai): “Chính phủ đã nêu các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính
nhưng riêng thời gian hoàn vốn thì không thấy”. Ảnh: TTXVN
Nguy cơ lớn từ động đất, vỡ đập
“Khi các hồ chứa nước của Trung Quốc đồng loạt xả lũ với mức lũ cao nhất thì hồ phía VN có bảo đảm được không? Lúc khó khăn nhất, lượng nước tích trữ ở các hồ này như thế nào nếu như bên kia dùng biện pháp giữ nước không cho nước xuống”- ĐB Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) nói.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) Phạm Lê Thanh trấn an rằng Viện Vật lý địa cầu khẳng định trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2008 tuy lớn nhưng chưa phải là rất lớn để ảnh hưởng ở quy mô rộng.
“Công trình đã được tính toán động đất ở cấp 9 cho nên cơ bản có thể yên tâm về an toàn khi xảy ra động đất”- tổng giám đốc EVN tự tin. Ông cho biết thêm rằng đối với rủi ro từ các đập ở thượng nguồn phía Trung Quốc, EVN đã khảo sát và tính toán không thể vỡ liên hoàn được.
Còn nếu vỡ gián đoạn thì lượng nước tràn qua cũng chỉ hơn phân nửa so với khả năng xả lũ 25.400 m3/giây của đập Lai Châu nên dù toàn bộ lượng nước này tràn về thì hồ Lai Châu vẫn chứa hết.
ĐB Trần Hữu Thế (Phú Yên) hỏi lại tổng giám đốc EVN: “Điều gì để tin rằng với lòng sông hẹp của phía Bắc và các nhà máy thủy điện của Trung Quốc đồng loạt xả lũ, thủy điện Lai Châu sẽ chịu đựng nổi?”.
ĐB Nguyễn Đình Xuân cung cấp thêm: Tất cả các công trình thủy điện trên thế giới đều làm tăng tần suất động đất kích ứng. Tại Vân
“Nếu vỡ đập thì phương án ứng phó thế nào, bắt đầu khi có sự cố ở thủy điện Lai Châu hoặc Sơn La thì chúng ta có bao nhiêu thời gian để chuẩn bị và trong thời gian đó phải làm gì?”- ĐB Nguyễn Đình Xuân nêu thêm một câu hỏi.
Nhiều hệ quả chưa tính toán hết
ĐB Trần Thị Kim Phương (Hà Nội) tính: Để có 1 MW điện phải mất ít nhất 7,5 đến 10 ha rừng, dự án có tổng công suất 1.200 MW thì diện tích rừng phải mất rất lớn. Trong 5 năm vừa qua, Mường Nhé (khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất VN) với diện tích 300.000 ha giờ chỉ còn khoảng 45.000 ha.
“Khi làm thủy điện, mất 1 ha lòng hồ thì mất khoảng 2-3 ha rừng phía trên nữa vì người dân không có đất sản xuất phải lên phía trên để tiếp tục phá”- ĐB Nguyễn Đình Xuân lo ngại.
Ông nói thêm: “Khi đó, lượng đất phù sa sẽ dồn xuống lòng hồ làm giảm tuổi thọ công trình từ 50 năm xuống còn 40 năm, vùng hạ lưu sẽ mất phù sa và ô nhiễm môi trường”.
Ngoài ra, cũng theo ĐB Nguyễn Đình Xuân, do tâm lý chủ quan cho rằng sông Hồng không có lũ nữa cho nên việc lấn chiếm lòng sông xảy ra khá phổ biến tại TP Hà Nội, nếu xảy ra sự cố, phía trên xả lũ thì sẽ cản trở dòng chảy của nước, gây nguy hiểm cho đê sông Hồng, nguy hiểm cho Hà Nội.
Ở góc độ kinh tế, ĐB Nguyễn Danh (Gia Lai) thắc mắc Chính phủ về việc đã nêu các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính nhưng riêng thời gian hoàn vốn thì không thấy. ĐB Hoàng Thị Bình (Cao Bằng) bổ sung: Nguồn vốn thực hiện công trình gồm 20% do EVN tự thu xếp, 80% là đi vay nhưng nhu cầu đầu tư và trả nợ giai đoạn 2009 – 2015 của EVN đã lên đến 647.038 tỉ đồng, trong khi EVN chỉ có khả năng cân đối được 264.108 tỉ đồng.
Tập trung vốn cho công trình quan trọng, cấp bách
|
Bình luận (0)