xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện “lúa cổ” là viển vông!

Thế Dũng

Sau nhiều chứng cứ khoa học khẳng định những hạt “lúa cổ” là lúa Khang Dân, cơ quan chức năng đã dừng nghiên cứu. Tuy nhiên, đến giờ, vẫn còn ý kiến tiếp tục nghiên cứu để tìm ra “tính cổ” trong giống lúa hiện đại này

GS-TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp VN (Bộ NN-PTNT), khẳng định không một hạt giống nào tồn tại được vài trăm năm, ngoài hạt sen và chà là vì có cấu trúc đặc biệt.
Theo ông Quý, những hạt “lúa cổ” được tìm thấy ở độ sâu 1,2 m, trong môi trường ẩm ướt, không phải điều kiện hiếm khí thì không thể tồn tại. “Ngay cả ở môi trường hiếm khí, quá trình hô hấp gần như bằng 0 thì về mặt sinh học hạt thóc tồn tại 3.000 năm là điều không thể xảy ra, là chuyện viển vông” - ông Quý phân tích.

Giải thích việc các nhà nông học tích cực tham gia “dự án viển vông” này, ông Quý cho biết nguyên nhân là do các nhà khảo cổ khẳng định như đinh đóng cột về nguồn gốc của những hạt thóc trên là tại di chỉ Thành Dền và không thể “lọt” vào từ bên ngoài.

TS Phạm Xuân Hội, Trưởng Phòng Bệnh học phân tử - Viện Di truyền nông nghiệp - người trực tiếp chỉ huy việc chăm sóc, nghiên cứu và phân tích những hạt “lúa cổ” từ khi nảy mầm đến lúc phát triển thành cây lúa, cho biết hiện những cây lúa và những hạt “lúa cổ” đã được cất kho và công việc nghiên cứu dừng lại. 

Theo ông Quý, cơ sở để đưa ra nhận xét về sự viển vông của hạt thóc 3.000 tuổi vẫn nảy mầm là sau khi các nhà khoa học nông nghiệp tiến hành chăm sóc, nếu một vài cây lúa trổ bông vào trung tuần tháng 10 (nảy mầm từ tháng 5) và phản ứng với ánh sáng thì còn có hy vọng nhưng thực tế đã không như vậy.
 
img
Các nhà khoa học quan sát “lúa cổ” trổ bông. Ảnh: NGUYỄN HƯNG


Qua nghiên cứu, các giống lúa cổ truyền cha ông để lại thì hầu hết đều phản ứng với ánh sáng. Trong khi đó, những cây lúa này lại trổ bông vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 và đến thì “con gái” thì hình thái không khác biệt so với lúa hiện đại, lúa Khang Dân.
Ông Quý cũng phân tích thêm một hạt lúa 3.000 tuổi chắc chắn đã bị các-bon hóa và thường chuyển sang dạng hóa thạch, không thể có hình dáng như hạt thóc hiện đại. Thêm vào đó, ngay cả các giống cũ vài chục năm thì cũng phải tiến hành xử lý và kích thích thì mới nảy mầm, trong khi những hạt lúa này lại “vô tư hồi sinh”.

Ông Quý cho biết thêm: “Một số nhà khoa học đã đề nghị dành thêm một năm để tiếp tục nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ này nhưng tôi đã kịch liệt phản đối”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo